Chỉ số phát triển giới GDI

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 30)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.2.Chỉ số phát triển giới GDI

Nếu HDI là chỉ số được dùng để đo thành tựu phát triển con người nói chung thì GDI (Gently development index) lại được dùng để đo và so sánh thành tựu phát triển con người

theo giới, từ đó phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ theo 3 chỉ số thành phần đã được sử dụng để tính HDI. Việc tính chỉ số GDI được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Tính 3 chỉ số thành phần cho riêng từng giới nam, nữ.

Ở đây, cũng áp dụng công thức tính HDI cho các chỉ số thành phần (chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục, chỉ số GDP/người) nhưng tính cho riêng từng giới nam, nữ.

(2a + b) Chỉ số giáo dục = 3 Giá trị thực nhập học cấp THPT - 0 Tỉ lệ nhập học cấp THPT = 100 - 0 ( x + y + z ) Tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (b) =

Bước 2: Tính chỉ số phân bổ công bằng của từng chỉ số thành phần để xác định sự chênh lệch giữa nam và nữ trên 3 yếu tố- tuổi thọ, giáo dục, GDP. Công thức tính như sau:

Bước 3: Tính chỉ số GDI bằng cách tổng hợp 3 chỉ số phân bổ công bằng ứng với 3 chỉ số thành phần theo công thức sau:

GDI có giá trị bằng HDI nếu không có sự bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài nghiên cứu do hạn hẹp về nguồn tài liệu và thời gian nên chỉ có thể tính toán chỉ số phát triển về giáo dục của hai giới.

Do đó, khi muốn tính chỉ số phát triển giáo dục theo giới ta cần làm các bước sau:

Thứ nhất:Tính tỉ lệ người lớn biết chữ theo giới (a)

Tuổi thọ bình quân của quốc gia/địa phương - 25 Chỉ số tuổi thọ =

bình quân theo giới 85 - 25

2a + b Chỉ số giáo dục theo giới =

3

log (GDP thực tế bình quân /người) - log (100) Chỉ số GDP thực tế =

đầu người theo giới log (40.000) – log (100)

Tỉ lệ dân số nữ Tỉ lệ dân số nam Chỉ số phân bổ công bằng = +

Chỉ số nữ Chỉ số nam

Chỉ số công bằng về tuổi thọ + Chỉ số công bằng về giáo dục + Chỉ số công bằng về GDP Chỉ số GDI =

Thứ hai:Tính tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, THCS, THPT theo giới (b)

Thứ ba: Tính chỉ số giáo dục theo giới

Trong đó: a- Tỉ lệ người lớn biết chữ theo giới

b- Tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục theo giới

Việt Nam là một nước nghèo đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong thời kì quá độ từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Từ những cuộc cải cách quan trọng thông qua công cuộc Đổi mới từ năm 1986, đất nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể thông qua việc thực hiện một loạt các biện pháp phát triển kinh tế-xã hội. Quá trình cải cách cũng đã cải thiện hơn nữa những chỉ báo xã hội. Trong năm 2001, Việt Nam đứng thứ 109 trên tổng số 173 nước về Chỉ số Phát triển con người (HDI)-là vị trí cao hơn mong đợi từ một nước có mức GDP trên đầu người dưới 400 đô la Mỹ. Chỉ số Phát triển giới của Việt Nam (GDI) xếp thứ 89 trên tổng số 146 nước (UNDP 2002).

Bảng 1.2. Chỉ số Phát triển con người và Chỉ số Phát triển Giới trong khu vực Đông Nam Á

Nước

Thứ tự xếp hạng Chỉ số phát triển con người trong tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

173 nước

Thứ tự xếp hạng Chỉ số phát triển giới trong tổng số 146

nước Việt Nam 109 89 Cam-pu-chia 130 109 CHND Lào 143 119 Mi-an-ma 127 107 Thái Lan 70 58 Nguồn: UNDP, 2002. 1.2.3.Chỉ số bình đẳng giới (GEI)

Chỉ số bình đẳng giới: là một chỉ số mới được Social Watch (Tổ chức phi chính phủ quốc tế về giám sát việc thực hiện các vấn đề xã hội) xây dựng vào năm 2004 nhằm đo

2a + b Chỉ số giáo dục theo giới =

lường một cách chính xác mức độ bình đẳng giới của một quốc gia. GEI là trung bình số học của bình đẳng giới trong 3 lĩnh vực giáo dục, kinh tế và tham chính.

Trong lĩnh vực giáo dục, bình đẳng giới được thể hiện ở trình độ biết đọc, biết viết của nam và nữ, tỷ lệ nam, nữ được tuyển vào các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Trong lĩnh vực kinh tế, bình đẳng giới được xác định ở tỷ lệ phần trăm phụ nữ có việc làm được trả lương (không kể ngành nông nghiệp) và tỷ lệ thu nhập của phụ nữ/nam giới.

Trong lĩnh vực tham chính, bình đẳng giới được đo lường ở tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong quốc hội và ở cấp bộ trưởng.

Như vậy, việc tính toán về chỉ số bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục cũng tương tự cách tính về chỉ số phát triển giáo dục theo giới đã trình bày ở trên.

Thông qua một số phương pháp tính toán được trình bày ở trên, đã đưa ra cho chúng ta cái nhìn tổng quát về một số chỉ số để so sánh về trình độ phát triển các nước trên thế giới theo một số tiêu chí trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị. Trong đó, theo quan niệm phát triển mới hiện nay của nhiều nước trên thế giới, chỉ số về giáo dục ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Bởi giáo dục cũng là thước đo trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu có chính sách giáo dục phù hợp sẽ thúc đẩy giáo dục phát triển cũng như các lĩnh vực khác.

Theo thống kê của Social Watch, Ôx-trây-li-a, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na Uy và Thụy Điển là những nước có chỉ số bình đẳng giới cao nhất. Thành tựu đáng kể này có được là do họ đã có một thời gian dài tích cực thực thi chính sách giới. Đứng thứ hai là các nước châu Âu khác và các nước vùng Caribê. Châu Á có điển hình là Mông Cổ và Phi-líp-pin. Các nước ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và tiểu vùng Sahara có chỉ số GEI trung bình. Những nước có chỉ số bình đẳng giới thấp nhất phần lớn là những nước nghèo như Yemen, Pakistan, Cốt-đi-voa, Togo, Ai Cập, Ấn Độ, Nepal, Thổ Nhĩ Kỳ, Guatemala, Syria, Angiêri, A-rập Xê-út, Libăng và Sudan.

Tuy nhiên, không hẳn là phụ nữ ở những nước giàu hơn thì có vị trí tốt hơn. Ở một số nước vào loại giàu nhất thế giới như Pháp và Nhật Bản, phụ nữ chỉ chiếm 10% đến 12% tổng số ghế trong nghị viện, trong khi đó những nước thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi được xếp vào diện nghèo nhất trên thế giới thì đạt tỷ lệ cao hơn là 13%. Ở các nước đang phát triển như Nam Phi, Cu Ba và Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ tham chính chiếm hơn 20%, trong khi đó, những nước được xếp vào loại tương đối giàu như Hy Lạp, Kuwait, Hàn Quốc,

Singapore thì chỉ đạt 5%, thậm chí còn thấp hơn. Mônđôva và Mông Cổ có chỉ số GEI đứng thứ 2 trên thế giới nhưng lại là hai nước có mức thu nhập thấp. Một số ví dụ khác là Trung Quốc-thu nhập chỉ bằng 1/5 thu nhập của A-rập Xê-út và Thái Lan-thu nhập bằng một nửa thu nhập của Tây Ban Nha-nhưng cả hai quốc gia trên lại có chỉ số GEI cao hơn A-rập Xê- út và Tây Ban Nha rất nhiều.

Như vậy, GEI đã chỉ ra cho chúng ta thấy rõ ràng rằng “bình đẳng giới và thu nhập thực tế rất ít có liên quan”. Có thể lấy một ví dụ minh họa cho sự liên hệ này như sau: Moldova nằm trong số 25 nước dẫn đầu về đảm bảo bình đẳng giới, Ailen nằm ngoài nhóm nước này. Tuy nhiên, Ailen lại có chỉ số GDI đứng thứ 10, còn Moldova lại đứng thứ 113. Sở dĩ như vậy vì ở Moldova mức thu nhập bình quân hàng năm của phụ nữ là 1.168 USD, nam giới là 1.788 USD, trong khi đó con số tương ứng ở Ailen là 21.056 USD và 52.008 USD. Rõ ràng là, thu nhập của nam giới ở Ailen gấp đôi thu nhập của phụ nữ, còn ở Moldova thì chênh lệch thu nhập ít hơn.

Tóm lại, để đánh giá mức độ bình đẳng giới ở một quốc gia, có rất nhiều chỉ số để tính toán. Song GEI đã đưa ra một cách tính mới và một cách nhìn nhận mới về bình đẳng giới. Dù mới được công bố, song đến nay GEI đã được áp dụng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới. Một kết luận quan trọng mà GEI đem đến cho chúng ta là: không có mối liên quan trực tiếp

nào giữa mức độ bình đẳng giới và sự giàu có của một quốc gia. Do vậy, nâng cao mức thu nhập không phải là cách duy nhất để xoá bỏ bất bình đẳng giới như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

1.3. Thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các châu lục, khu vực trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Tình hình bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các châu lục, khu vực trên thế giới trên thế giới

Mặc dù gần đây đã có nhiều tiến bộ nhưng sự bất bình đẳng giới vẫn diễn ra phổ biến, dai dẳng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, tồn tại trong hộ gia đình, các thể chế xã hội và nền kinh tế.

Cũng như với các quyền cơ bản, phụ nữ và các bé gái thường gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nam giới và các bé trai trong việc tiếp cận hàng loạt các nguồn lực. Điều này đã thu hẹp các cơ hội cho họ và cũng như với các quyền hạn đã hạn chế khả năng của họ để tham gia và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Giáo dục là vấn đề trung tâm để mỗi người có khả năng phản ứng lại trước những cơ hội mà sự phát triển mang lại, nhưng sự phân biệt lớn vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng. Sự phân biệt này diễn ra dai dẳng cả trong tỷ lệ đi học lẫn số năm đi học trung bình. Bởi vì theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, trình độ học vấn là một trong ba thành phần cơ bản có liên quan đến sự phát triển con người gồm: tỷ lệ người lớn biết chữ, số năm đến trường, tỷ lệ nhập học các cấp.

Tỷ lệ nữ sinh tiểu học, trung học và số năm đi học trung bình của họ đã tăng lên theo thời gian. Ở nhiều vùng, như ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, châu Âu và Trung Á, tỷ lệ tổng số nữ sinh tiểu học đạt hoặc gần đạt 100%. Tỷ lệ học tiểu học của các bé gái ở châu Phi Hạ Sahara cũng ổn định nhưng ở mức thấp hơn nhiều. Tại châu Phi Hạ Sahara, tỷ lệ học tiểu học của các bé gái rất cao từ năm 1970 đến năm 1980, nhưng kể từ đó, tỷ lệ này đã dừng ở mức 54%. Số lượng tuyệt đối phụ nữ đi học ở châu Phi Hạ Sahara vẫn thấp hơn ở các khu vực đang phát triển khác. Tỷ lệ nữ sinh trung học chỉ đạt 14% năm 1995 và số năm đi học trung bình chỉ bằng 2,2 năm tính đến năm 1990.

Đông Á, châu Mỹ Latinh, châu Á và Trung Á đạt mức độ bình đẳng giới cao nhất trong giáo dục. Ở Châu Âu, Trung Á và châu Mỹ Latinh, tỷ lệ nữ sinh trung học bình quân hiện nay đã cao hơn của nam giới, và xét trung bình số năm đi học của phụ nữ đã bằng khoảng 90% của nam giới.

Xuất phát từ điểm khởi đầu thấp hơn về bình đẳng giới, Nam Á, châu Phi Hạ Sahara, Trung Đông và Bắc Phi đều đã cho thấy một sự giảm sút đáng kể về phân biệt giới trong giáo dục tiểu học và trung học từ năm 1970 đến năm 1995. Tuy nhiên, Nam Á vẫn là vùng có mức độ bình đẳng giới thấp nhất trong giáo dục. Phụ nữ ở Nam Á trung bình chỉ có số năm đi học bằng một nửa của nam giới và tỷ lệ học trung học của phụ nữ chỉ bằng một phần ba tỷ lệ đó của nam giới. Hơn nữa, Nam Á còn có mức độ bất bình đẳng giới lớn hơn các khu vực đang phát triển khác vì số lượng tuyệt đối phụ nữ được đi học cũng thấp hơn. (Filmer, King và Pritchett 1998).

Ở châu Phi Hạ Sahara, bình đẳng giới trong tỷ lệ đi học đã tăng lên- mặc dù sự cải thiện ở cấp tiểu học trong thời gian từ năm 1980 đến 1990 dường như phản ánh sự giảm sút tuyệt đối trong tỷ lệ số nam sinh hơn là sự cải thiện trong tỷ lệ số nữ sinh. Thu hẹp khoảng cách trong giáo dục – và thu hẹp chúng với tốc độ nhanh hơn- vẫn còn là những thách thức quan trọng của sự phát triển đối với các nhà hoạch định chính sách, nhất là ở Nam Á, châu

Phi Hạ Sahara và một số nước ở Trung Đông, Bắc Phi. Những thách thức này đặc biệt quan trọng khi thế giới đang chuyển sang thời đại thông tin và các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao đang thay thế cho các cách thức sản xuất truyền thống. Giáo dục là cơ sở nền tảng để phát triển các kỹ năng linh hoạt vốn rất cần thiết để tham gia vào các hoạt động kinh tế có hàm lượng chất xám cao. Những ai không có điều kiện tiếp cận đến giáo dục cơ sở có nguy cơ bị loại khỏi những cơ hội mới và ở những nơi mà khoảng cách giới dai dẳng trong giáo dục vẫn còn tồn tại thì phụ nữ sẽ có nguy cơ ngày càng cao là bị tụt hậu đằng sau nam giới trong khả năng tham gia vào quá trình phát triển.

1.3.2. Tình hình bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam

1.3.2.1. Một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới đề bình đẳng giới

1.3.2.1.1. Trong hiến pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước mới trong đó có các điều khoản quan trọng: “Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1); “ Tất cả mọi công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6); “Đàn bà ngang quyền với nam giới về mọi phương diện” (Điều 9).

Trong Hiến pháp sửa đổi năm 1960, Điều 24 đã khẳng định: “ Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ trẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.”

Hiến pháp 1946 và 1960 là cơ sở cho việc xóa bỏ các hủ tục khắt khe của chế độ phong kiến đối với phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên thực tiễn trong thời kì đầu tiên xây dựng đất nước. Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định rõ những nguyên tắc trên.

Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên đã kí vào công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Cedaw). Đặc biệt, tại điều 10 của Công ước quy định việc đối xử bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực giáo dục. Quy định về lĩnh vực này đã được cụ thể hóa trong một số mục tiêu như sau:

Mục tiêu 2: Đảm bảo đến năm 2015 mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái đều có cơ hội

tiếp cận và hoàn thành giáo dục bắt buộc và miễn phí có chất lượng tốt.

Mục tiêu 4: Đạt được 50% tỷ lệ biết chữ cho người lớn đến năm 2015 đặc biệt là cho

nữ giới.

Mục tiêu 5: Xóa bỏ sự mất cân bằng giới trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở

Một phần của tài liệu bình đẳng giới trong giáo dục ở trà vinh thực trạng và giải pháp (Trang 30)