I. Mục đích, yêu cầu
2.306. KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
2.307. Trí nhớ là điều kiện quan trọng trong cuộc sống của con người, không có trí nhớ tốt con người khó có thể làm việc, lao động được.
2.308. Trí nhớ là điều kiện quyết định, có ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Trí nhớ là phương tiện quan trọng giúp cho trẻ có thể học tập, vui chơi, là điều kiện để trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách.
2.309. Tuy nhiên, việc quan tâm đến sự phát triển trí nhớ cho trẻ mẫu giáo còn là một nội dung. Vấn đề giáo dục, tổ chức các hoạt động cho trẻ để phát triển trí nhớ cho trẻ quan trọng của trí nhớ đối với sự phát triển của trẻ. Giáo viên thì chưa tạo điều kiện, không thường xuyên trao đổi, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi tái hiện lại cuộc sống của con người. Do đó, khi tham gia trò chơi trẻ còn lúng túng, câu từ chưa chau chuốt, chưa đúng với hoàn cảnh chơi, hành động chơi còn vụng về, thiếu chính xác.
2.310. Qua việc tìm hiều thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trường Mầm non Ngô Quyền thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Chúng tôi nhận thấy:
2.311. Đa số trẻ có trí nhớ phát triển cao, trẻ đã hóa thân vào nhân vật một cách nhuần nhuyễn, các hành động cử chỉ, lời nói tương đối chính xác, phù hợp với nhân vật mà trẻ nhập vai, phù hợp với hoàn cảnh chơi (43,3%), trẻ phát triển mức độ chưa cao chiếm (37,5%), do đó việc thực hiện các hành động, lời nói, cử chỉ của trẻ chưa được chính xác, nhiều lúc còn bị nhầm và sai so với nhân vật và hoàn cảnh chơi. Trẻ có trí nhớ thấp (19,2%), do đó trẻ khó hoặc không thế hóa thân vào nhân vật được, trẻ không thể hiện được tính cách của nhân vật, hành động của nhân vật hay lời nói của nhân vật chưa đúng.
2.312. Việc phát triển trí nhớ của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ mẫu giáo là rất cần thiết. Việc cho trẻ hóa thân vào các nhân vật trong các câu chuyện giúp trẻ nhớ câu chuyện rất lâu, và trẻ đóng vai tái hiện lại hoạt động của con người giúp trẻ ghi nhớ được các thao tác, cừ chỉ, lời nói một cách sâu sắc, và trẻ có thể áp dụng những kinh nghiệm vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, trí nhớ tốt còn là điều kiện giúp trẻ học tốt ở trường phổ thông sau này.
2. Kiến nghị
2.313. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo: cần triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non trong đó có lĩnh vực phát triến trí nhớ cho trẻ mẫu giáo, cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua hoạt động học tập và nhất là hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề phát huy tính tích cực cho trẻ, giúp trẻ chủ động từ điều khiến hoạt động của bản thân phù hợp với vai chơi của mình, trẻ biết tự trải nghiệm và khám phá, phát hiện vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức.
2.314. Đối với cấp quản lí giáo dục mầm non:
2.315. + Bồi dưỡng kiến thức, tổ chức tập huấn cho các giáo viên mầm non tăng thêm hiểu biết về vai trò trí nhớ đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là thông qua trò chơi đóng vai.
2.316. 4- Biên soạn tài liệu về vấn đề trí nhớ, phát triển trí nhớ như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
2.317. Đối với giáo viên mầm non:
2.318. + Giúp trẻ tự phát hiện, suy nghĩ về vai chơi mà mình cần thực hiện.
2.319. + Hướng dẫn trẻ nhớ lại các câu chuyện, các tuyến nhân vật hay hoạt động của con người trong xã hội và áp dụng vào trong hoạt động thực tiễn của mình.
2.320. + Thường xuyên cho trẻ thay đổi vai chơi để trẻ có thế trải nghiệm, và ghi nhớ được nhiều các nhân vật trong xã hội.
2.321. + Tăng cường hoạt động cho trẻ kể chuyện, đóng kịch để phát triển trí
2.322. nhớ.
2.323. + Tạo điều kiện để trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi, trẻ thực hành lại hành động của nhân vật theo khả năng của trẻ, khuyến khích trẻ tự đánh giá về vai chơi, và khuyến khích những trẻ nhút nhát tham gia vào trò chơi.
2.324. + Giáo viên phải chú ý đến tâm trạng của trẻ, lựa chon lúc trẻ có tâm trạng tốt để rèn luyện trí nhớ cho trẻ.
2.325. + Sự hứng thú của trẻ là điều kiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí nhớ. Giáo viên phải lợi dụng lúc trẻ đang co hứng thú mà cho trẻ quan sát hoạt động của con người, hay cho trẻ xem những câu chuyên qua bang hình. Sau đó, giáo viên yêu cầu trẻ diễn tả lại những gì mà trẻ đã quan sát được bằng cách cho
trẻ hóa thân vào nhân vật đó. Qua đó, giúp trẻ ghi nhớ được nhân vật, câu chuyện một cách sâu sắc.
2.326. + Thời gian tập tiung của trẻ rất ngắn, do đó khi cho trẻ quan sát một hoạt động nào đó thì nội dung của nó phải hấp dẫn, không quá dài để trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ được nội dung mà mình yêu cầu.
1. Đào Thanh Âm, về phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, tạp chí nghiên cún giáo dục số 6, 1992..
2. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai - Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Lê Minh Thuận, Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo”, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1989
2.327. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi nhận biết và thể hiện xúc cảm - tình cảm của bản thân qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
4. Nguyễn Quang uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy - Đinh Văn Vang, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
5. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nguyễn Kế hào - Nguyễn Quang uẩn, Tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1991.
2.328. PHỤC LỤC Phục lục 1: Biên bản quan sát
2.329. BIÊN BẢN QUAN SÁT ĐÁNH GIÁ sự PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐVTCĐ (Dành cho người
nghiên cứu) 2.330. Họ và tên trẻ:
2.331. Năm sinh: 2.332. Lớp mẫu giáo:
2.333. Họ tên người quan sát: 2.334. Thời gian quan sát: 2.335. Nội dung quan sát: