Phưo’ng pháp quan sát

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trường mầm non ngô quyền thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 28 - 29)

2.133. Mục đích quan sát: Quan sát hoạt động vui chơi của trẻ (trò chơi đóng vai theo chủ đề) nhằm phát hiện thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.

2.134. Nội dung quan sát:

2.135. + Quan sát và ghi chép cách sử dụng trí nhớ (hình ảnh, hành động, từ ngữ - logic, cảm xúc) của trẻ trong giao tiếp và trong hoạt động vui chơi (trò chơi đóng vai theo chủ đề).

2.136. + Người quan sát cần xác định: •Mục đích quan sát

•Địa điểm ngồi quan sát

•Khi quan sát, người quan sát phải ghi chép; có thể ghi chép kết quả quan sát theo cách: Có thể ghi kín đáo hoặc tích vào bảng liệt kê các nội dung cần quan sát đã được người nghiên cún chuẩn bị sẵn.

2.137. Cách quan sát: Ở đề tài này chúng tôi sử dụng một số cách quan sát trẻ như sau:

2.138. + Quan sát thông qua việc trực tiếp tham gia trò chơi, giao tiếp với trẻ trong nhóm chơi.

2.139. + Người nghiên cứu quan sát trẻ chơi mà không tham gia vào một trò chơi nào của trẻ.

2.140. Khi sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi người nghiên cún phải tập trung chú ý cao độ, biết nhanh chóng chuyển dịch chú ý sang nhiều đối tượng khác nhau và không làm ảnh hưởng đến quá trình chơi của trẻ. Trong khi quan sát phải biết cách sử dụng linh hoạt các cách quan sát, kết họp hoặc thay đổi cách quan sát cho phù hợp.

2.141. Cách đánh giá: Sau khi quan sát và ghi chép sẽ phân tích các câu hỏi của trẻ trong quá trình trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề và đánh giá theo tiêu chí và thang điểm đã xây dựng từ trước trên sơ sở đọc, phân tích, tổng họp các tài liệu lí luận.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thực trạng phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo trường mầm non ngô quyền thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 28 - 29)