IV. MỘT VÀI NHẬN XÉT GỢI SUY ĐỐI VỚI VIỆT NAM QUA TÌM HIỂU BƯỚC ĐẦU KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐ C
1. Nhận xét chung về tác động của Chương trình nông thôn, miền núi.
gian qua, kết hợp với việc tìm hiểu các nguyên lý lý luận về chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông thôn và phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc, một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, ngoài những ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ đã được đề cập trong phần “Một số thu hoạch bước đầu qua khảo sát các mô hình thực tiễn” (xem trang 40 - 43) Đề tài xin có một số đề xuất và khuyến nghị sau:
1. Nhận xét chung về tác động của Chương trình nông thôn, miền núi. miền núi.
Cùng với nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp việc Chính phủ đã ký Quyết định số 132/1998/QĐ-TTg giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các ngành và các địa phương triển khai Chương trình "Xây dựng các mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 1998 - 2002" là một
quyết định quan trọng; đánh dấu một bước phát triển mới nhằm động viên các nguồn lực KH&CN của cả trung ương và địa phương hướng vào hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nông thôn giầu tiềm năng nhưng hiện đang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại so với khu vực đô thị.
Tuy còn nhiều điểm cần rút kinh nghiệm, nhưng nhìn tổng thể, chủ trương này đã được lãnh đạo các địa phương, bà con nông dân tại các địa bàn tiếp thu dự án và các cơ quan KH&CN đánh giá cao và tích cực tham gia thực hiện. Nhiều dự án đã đưa lại những kết quả thiết thực
cho địa bàn nông thôn. Ngay cả đối với những dự án không hoàn toàn thành công cũng giúp cho chúng ta có được những kinh nghiệm, những bài học thực tiễn để điều chỉnh về cơ chế quản lý, phương thức chỉ đạo trong lựa chọn và thực thi các dự án hỗ trợ KH&CN cho địa bàn nông thôn trong giai đoạn tới.