Có thể nói, đây là kinh nghiệm khá nổi bật của Trung Quốc và đã được nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá cao.
Chương trình này được Uỷ ban KH&CN Trung Quốc khởi xướngtừ giữa năm 1985 trong bối cảnh đa số các xí nghiệp công nghiệp nông thôn (xí nghiệp hương chấn) sau cao trào "nở rộ" đã lâm vào tình trạng khó khăn (do công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân thấp, nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng quá cao, gây ô nhiễm môi trường, v.v...), trong khi lực lượng cán bộ KH&CN chủ yếu lại tập trung ở các thành phố và chỉ có khoảng 20% đề tài nghiên cứu đã kết thúc tìm được địa chỉ ứng dụng.
• Tôn chỉ của Chương trình Đốm lửa là: dựa vào tiến bộ KH&CN để chấn hương kinh tế nông thôn; đem "Đốm lửa KH&CN" toả sáng tới vùng nông thôn, hướng dẫn nông dân học tập ứng dụng chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên truyền thống sang hiện đại hoá và sản nghiệp hoá nông nghiệp.
• Mục tiêu của Chương trình Đốm lửa nhằm:
- Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thành thị hoá nông thôn.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân.
- Thúc đẩy nông thôn sớm thực hiện ổn định kinh tế, đồng thời hướng tới mục tiêu phía trước là nông thôn hiện đại hoá và ngày càng giầu có văn minh.
• Nội dung chủ yếu của Chương trình Đốm lửa gồm:
- Khuyến khích triển khai các dự án ứng dụng các công nghệ tiên tiến thích hợp, tận dụng tài nguyên nông thôn, đầu tư ít, nhanh
đưa lại hiệu quả (hay như các bạn Trung Quốc thường nói: các dự án khoa học công nghệ ngắn, bình, nhanh).
- Xây dựng một loạt các xí nghiệp trình diễn KH&CN.
- Thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn, hướng dẫn xí nghiệp hương trấn (xí nghiệp công nghiệp nông thôn) đi theo con đường phát triển vững chắc.
- Cải tiến thiết bị xí nghiệp hương trấn, nâng cao trình độ sản xuất, đào tạo một loạt nhân viên kỹ thuật nông thôn, nhân viên quản lý và các nhà doanh nghiệp nông dân.
Như vậy, có thể nói nội dung của Chương trình Đốm lửa khá cụ
thể, thiết thực và đồng bộ (cả thiết bị và con người, cả nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp cho địa bàn nông thôn).
• Về cơ chế quản lý, Chương trình Đốm lửa được quản lý chủ yếu
theo cơ chế dự án có phân cấp.
Dự án được chia thành 3 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện.
Nguyên tắc phân cấp dự án chủ yếu dựa vào tầm quan trọng
(ý nghĩa kinh tế - xã hội) và tính phức tạp về mặt KH&CN của
dự án. Chẳng hạn, ở tầm quốc gia, người ta chỉ xem xét tới các dự án, có ý nghĩa lớn và có nội dung KH&CN vượt quá khả năng giải quyết của từng tỉnh. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc chỉ trực tiếp chỉ đạo các dự án cấp quốc gia. Các
dự án cấp tỉnh do Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm. Còn lại các dự án cấp huyện do Ban Khoa học và Công nghệ huyện tự quyết định và chỉ đạo thực hiện theo cơ chế quản lý chung của Chương trình Đốm lửa do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Điều cần nhấn mạnh là, về mặt nghiệp vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ban hành các văn bản quy phạm huớng dẫn khá cụ thể về nội dung thuyết minh đề cương xây dựng dự án, quy trình thẩm định, xét duyệt, theo dõi thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ tài chính lấy từ nguồn ngân sách khoa học và công nghệ.
Chẳng hạn, trong văn bản thuyết minh đề cương dự án Đốm lửa phải tiến hành phân tích khả thi về các mặt sau:
- Khả thi về nguồn vốn (về nguyên tắc, nguồn vốn chủ yếu để triển khai thực hiện các dự án Đốm lửa là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay tín dụng ngân hàng. Phần hỗ trợ từ ngân
sách KH&CN chỉ chi cho những nội dung trực tiếp liên quan tới khâu hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo về tiếp thu KH&CN cho doanh nghiệp).
- Triển vọng thị trường và hiệu ích của sản phẩm làm ra.
- Có phù hợp với chính sách sản nghiệp của Nhà nước không? (có phù hợp với các ngành nghề cần ưu tiên phát triển của Nhà nước không?).
- Đánh giá tác động môi trường
- Ý kiến thẩm định, bảo lãnh của các ban, ngành hữu quan (cơ
quan quản lý chức năng về kế hoạch, tài chính, ngân hàng, KH&CN, v.v...) của chính phủ địa phương.
Riêng đối với các dự án cấp Nhà nước, Bạn yêu cầu phải tiến hành thẩm định về tính khả thi theo 3 cấp (cấp cơ sở, cấp
tỉnh và cấp trung uơng) trước khi dự án được chính thức phê duyệt và có quyết định hỗ trợ.
• Một số kết quả thực hiện Chương trình Đốm lửa đáng lưu ý:
Ngoài việc thực hiện các dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ ở cấp doanh nghiệp hương trấn (tính tới năm 1999, tổng số dự án, đã thực hiện là: 103.740 dự án), trong khuôn khổ hỗ Chương trình Đốm lửa, một số hạng mục quan trọng khác cũng được triển khai thực hiện như:
1) Bồi dưỡng sản nghiệp (ngành nghề) trụ cột mang tính khu vực:
Theo giới thiệu của Bạn, đặc trưng chủ yếu của sản nghiệp trụ cột mang tính khu vực gồm:
- Sản nghiệp có quy mô lớn.
- Đòi hỏi phải tập trung hỗ trợ đổi mới công nghệ - Có trình độ công nghiệp hoá cao
Hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 200 sản nghiệp loại này. Tính tới năm 1999, trong khuôn khổ Chương trình Đốm lửa, đã triển khai 2.147 dự án hướng vào xây dựng sản nghiệp trụ
Như vậy là, từ hỗ trợ từng xí nghiệp riêng lẻ, Chương trình Đốm lửa đã vươn tới hỗ trợ đổi mới công nghệ cho cả một sản nghiệp trụ cột có ý nghĩa quan trọng đối với cả một vùng nông thôn.
2) Xây dựng “khu tập trung kỹ thuật Đốm lửa”.
Theo quan niệm của Bạn, “Khu tập trung kỹ thuật Đốm lửa”
có các đặc trưng chủ yếu sau:
- Tập trung quản lý, tập trung kỹ thuật
- Kết cấu (cơ cấu) sản nghiệp (ngành nghề) hợp lý.
- Kết hợp đồng bộ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và xã hội cho cả một khu vực nông thôn.
Tính tới năm 2000, Trung Quốc đã xây dựng được hơn 100 khu tập trung kỹ thuật Đốm lửa. Tại các khu này đã triển khai thực hiện 2220 dự án Đốm lửa.
Như vậy, có thể thấy một hướng tác động khác của Chương trình Đốm lửa là hướng vào hỗ trợ nâng cấp công nghệ cho cả
một địa bàn nông thôn với mức độ tập trung cao các dự án Đốm lửa.
3) Thực hiện “các công trình trình diễn khoa học công nghệ
trọng điểm Đốm lửa”
Đây là loại các dự án Đốm lửa hướng vào:
- Giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế quốc dân.
- Những vấn đề có ảnh huởng xuyên khu vực, xuyên ngành nghề.
- Đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ ngành.
- Đòi hỏi công nghệ sản nghiệp hoá (việc ứng dụng công nghệ phải tạo ra được ngành nghề cho người dân).
Chẳng hạn, năm 1999, Trung Quốc đã thực hiện công trình trình diễn sử dụng tổng hợp rơm dạ với mục tiêu là:
- Tăng hiệu quả sử dụng rơm dạ - Phổ biến các công nghệ tương ứng
Năm 2000, thực hiện Đề án chế biến tinh hàng nông sản với
mục tiêu:
- Nâng hiệu quả kinh tế của nông nghiệp - Trực tiếp nâng cao thu nhập cho nông dân
- Xây dựng mạng lưới các cơ sở chế biến nông sản - Xây dựng xí nghiệp trình diễn về chế biến nông sản. 4) Đào tạo "Đốm lửa"
Như đã đề cập, công tác đào tạo cho nông dân được coi là
một nội dung quan trọng của Chương trình Đốm lửa với các
mục tiêu chủ yếu sau:
- Nâng cao khả năng của nông dân về làm chủ công nghệ hiện có
- Xây dựng năng lực KH&CN cho địa bàn nông thôn - Tăng cường tố chất của khu vực nông thôn
Về nội dung đào tạo, bao gồm cả đào tạo về kỹ thuật, đào tạo về quản lý và đào tạo về kinh doanh (cho các doanh nhân
nông thôn).
Tính tới năm 1999, với mức đầu tư 138,9 triệu tệ đã xây dựng được một mạng lưới cơ sở đào tạo "Đốm lửa" trong cả nước (trực thuộc hệ thống KH&CN) gồm:
42 cơ sở thuộc cấp nhà nước 224 cơ sở thuộc cấp tỉnh 5309 cơ sở thuộc cấp huyện
và đã đào tạo được 693,1 triệu lượt nhân viên. Nhờ vậy tố chất của con người dân khu vực nông thôn đã được nâng lên rõ rệt.