- Vượt quá khả năng tự giải quyết của từng tỉnh (hàm lượng công nghệ cao hơn mức phổ cập, lần đầu tiên ứng dụng ở địa phương).
- Hỗ trợ giải quyết nhưng "mũi có ý nghĩa chiến lược" đối với địa
phương.
- Vượt quá khả năng điều phối của một ngành.
Ví dụ:
- Tập trung vào một số sản phẩm có thế mạnh, có tiềm năng phát triển của địa phương.
- Công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tạo trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- v.v...
Điều kiện hỗ trợ:
Dự án xin hỗ trợ của Chương trình Nhà nước phải luận cứ được: - Tính khả thi về thị trường tiêu thụ đầu ta.
- Có hậu thuẫn vững chắc về công nghệ (tiên tiến và khả thi của công nghệ sẽ ứng dụng; cơ quan CGCN có năng lực, v.v...) - Có vốn đối ứng của địa phương (khả thi về tài chính).
- Có cam kết rõ ràng của địa phương (các ban, ngành có liên quan ở địa phương đã xem xét kỹ và cam kết huy động các nguồn lực để phối hợp chỉ đạo và triển khai dự án trình diễn ứng dụng KH&CN)
• Mức độ hỗ trợ (nội dung hỗ trợ)
- Những khoản đầu tư trực tiếp liên quan tới hỗ trợ CGCN (chia
xẻ rủi ro với địa bàn tiếp nhận CGCN).
- Huy động lực lượng KH&CN có uy tín ở TW về hỗ trợ địa phương.
1.2. Bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý dự án cấp Nhà nước.
• Biên soạn tài liệu hướng dẫn chi tiết về xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án và tổ chức hướng dẫn chu đáo cho địa phương.
• Ai là chủ Dự án? Đây là vấn đề ý kiến còn có sự khác biệt và cần được phân tích trao đổi thêm, chẳng hạn:
- Có nên giữ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường là chủ dự án không?
- Có nên áp dụng cơ chế "Đồng chủ dự án" không?
- Có nên thể chế hoá "Ban tiếp nhận dự án" ở cơ sở không?
• Bổ sung, hoàn thiện cơ chế tài chính cho dự án:
- Quy định hợp lý hơn một số "định mức" chi lấy từ nguồn ngân
sách KH&CN.
- Bổ sung chế độ khuyến khích đối với những người tham gia thực hiện dự án (cán bộ CGCN, kỹ thuật viên cơ sở, cán bộ quản lý dự án, hộ nông dân tiên tiến).
- Quy định rõ "khoản dự phòng".
- Quy định rõ "mức hỗ trợ" đối với hộ nông dân phù hợp với đặc điểm vùng, giai đoạn triển khai dự án.
- Quy định rõ "mức thu hồi" để lại cho địa phương để hình thành "Quỹ thu hồi luân chuyển" (không nên áp dụng chế độ thu hồi nộp lại ngân sách và nên để lại cho địa phương để hỗ trợ quá trình "nhân rộng")
- Hợp lý hoá "kênh" chuyển kinh phí để đảm bảo tính thời vụ của cây trồng, vật nuôi.
- Đơn giản hoá chế độ thanh quyết toán.
• Về mặt tổ chức, nên thành lập "Văn phòng chuyên trách quản lý dự án" ở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để giúp Ban Chỉ đạo và các vụ chức năng của Bộ trong khâu chuẩn bị các quyết định liên quan tới công tác quản lý dự án (từ khâu hướng
dẫn xây dựng đến đánh giá kết quả thực hiện dự án). Cũng tương tự như vậy, có thể thí điểm thành lập các “tổ chuyên trách quản lý các dự án ứng dụng KH&CN” tại các Sở Khoa học,
Công nghệ và Môi trường (tránh tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay).