CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO BẰNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng mô hình ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông thôn và miền núi (Trang 51 - 58)

VÀ CÔNG NGHỆ

Hầu như cùng một lúc với việc khởi xướng Chương trình Đốm lửa, Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng đề xuất với Quốc vụ viện cho thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo bằng khoa học và công nghệ để góp phần thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo

™ Phương thc t chc và cơ chế qun lý các d án xoá đói gim nghèo bng khoa hc và công ngh

Ý thức được tính phức tạp, khó khăn của việc đưa KH&CN tham gia công tác xoá đói giảm nghèo ở các vùng khó khăn, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã chỉ đạo triển khai tương đối thận trọng và khá bài bản theo các bước chủ yếu sau:

Bước 1: Khảo sát, lựa chọn địa bàn thí điểm chỉ đạo, vào năm

1986 Bộ đã cử các đoàn khảo sát với trên 300 cán bộ KH&CN

đi tìm hiểu tình hình đói nghèo ở các vùng khó khăn (vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khí hậu khắc nghiệt, vùng căn cứ cách mạng cũ). Trên cơ sở đó đã chọn ra 6 địa bàn khó khăn nhất để

tập trung chỉ đạo với hy vọng thông qua đây để tích luỹ kinh nghiệm trước khi phổ biến nhân rộng ra các vùng nghèo đói khác.

Bước 2: Điều tra, xây dựng quy hoạch tổng thể. Đối với từng địa bàn được lựa chọn, lại cử các Đoàn chuyên gia liên ngành xuống địa bàn tiến hành điều tra cơ bản (cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, v.v...) và xây dựng dự thảo quy hoch phát trin tng th cho địa phương.

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với các quy hoạch tổng thể là phải chỉ ra các sn nghip chủ lực có triển vọng phát triển của địa phương (ví dụ: đối với huyện Anh Sơn, Tỉnh Hồ Bắc, Bản quy hoạch tổng thể đã chọn được 3 cây chủ lực là: chè, dâu tằm và hạt dẻ).

Bản dự thảo quy hoạch được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và chính thức thông qua. Văn bản này là cơ s định hướng

quan trọng cho việc lựa chọn ác d án khoa học công nghệ sau này đối với từng địa bàn.

Bước 3: Điều tra, xây dựng và lựa chọn các Dự án KH&CN có hiệu quả và khả thi. Phù hợp với quy hoạch tổng thể, các cơ

quan nghiên cứu và các tập thể khoa học được cử tới địa phương với nhiệm vụ khảo sát sâu và đề xuất các d án c th

phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để trình lên Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và chọn lựa.

Điều đáng lưu ý là, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra những yêu cầu khá chặt chẽ đối với các dự án khoa học và công nghệ xoá đói giảm nghèo như:

- Dự án phải có hiệu quả và khả thi mới được tài trợ

- Dự án phải hướng tới tạo ra các sản nghiệp cho địa bàn đói nghèo (chứ không thuần tuý là trình diễn về mặt công nghệ). - Dự án phải giải quyết một cách đồng bộ (từ khâu giống, kỹ

thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hái, chế biến, tiêu thụ sản phẩm).

- Cơ quan khoa học công nghệ được chọn chủ trì dự án phải chịu

trách nhiệm lâu dài với địa bàn thí điểm (thuờng họ phải cử các

chuyên gia giỏi nằm vùng, luân phiên nhau từ 1 ÷ 3 năm để chỉ đạo sản xuất và giải quyết kịp thời các vấn đề KH&CN nẩy sinh).

™ V phương thc ch đạo ca B Khoa hc và công ngh

Trung Quc.

• Đối với mỗi địa bàn đói nghèo được chọn, Bộ Khoa học và Công nghệ cử ra 1 “t ch đạo” do một cán bộ cấp vụ làm tổ trưởng. Tổ chỉ đạo chịu trách nhiệm toàn diện về địa bàn thí điểm đối với Lãnh đạo Bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Tổ chỉ đạo gồm:

- Giúp Bộ xem xét quy hoạch phát triển tổng thể của địa bàn - Xác định các dự án KH&CN cần được thực hiện

- Lựa chọn các cơ quan khoa học, các chuyên gia KH&CN phù hợp để triển khai thực hiện các dự án

- Phối hợp lực lượng KH&CN giữa Trung ương và Địa phương.

• Tổ trưởng Tổ chỉ đạo cũng phải "nằm vùng" tại địa phương (thường là 1 năm, sau đó lại đổi cho người khác) và được bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo của chính quyền địa bàn thí điểm (ví dụ, trợ lý Chủ tịch thành).

• Định kỳ (sau 1 năm) lại thay người phụ trách Tổ chỉ đạo. Hơn nữa, người sau có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động của người trước và đề xuất các biện pháp cải tiến công tác chỉ đạo để đạt kết quả tốt hơn.

điểm (thường là chức: Phó Chủ tịch huyện, trực tiếp điều hành việc triển khai thực hiện các dự án).

™ V s phi hp và phân công trách nhim trong ch đạo công tác KH&CN xoá đói gim nghèo.

Ở Trung ương, trực thuộc Quốc vụ Viện có T ch đạo xoá đói gim nghèo. Tổ có trách nhiệm điều phối nguồn lực để thực hiện các dự án tại các địa bàn do Trung ương trực tiếp chỉ đạo.

Ở Bộ Khoa học và Công nghệ, T ch đạo xoá đói gim nghèo

do một đồng chí thứ trưởng trực tiếp phụ trách. Tổ có trách nhiệm điều phối nguồn lực để thực hiện các dự án KH&CN xoá đói giảm nghèo tại các địa bàn thí điểm do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp chỉ đạo.

Ở cấp địa phương (tỉnh, thành, huyện), cũng lập ra một Tổ chỉ

đạo xoá đói giảm nghèo do một đồng chí Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách. Điều đáng lưu ý là trong thành phần Tổ chỉ đạo ở các địa phương đều có đại diện của cơ quan quản lý KH&CN cùng cấp của địa phương (Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tỉnh hoặc Ban Khoa học và Công nghệ huyện) và Tổ trưởng Tổ chỉ đạo của Trung ương do Bộ Khoa học và Công nghệ biệt phái xuống địa phương công tác (nằm vùng).

Nhờ vậy, việc phối hợp chỉ đạo và phối hợp nguồn lực (cả nguồn vốn của Trung ương và địa phương, cả lực lượng chuyên gia của Trung ương cử xuống và chuyên gia tại chỗ) đã thực hiện khá thuận lơị.

Đặc biệt, trong cơ chế phối hợp, các đồng nghiệp Trung Quốc cũng phân định rõ ràng chế độ trách nhiệm giữa các bên tham gia chỉ đạo và triển khai các dự án KH&CN xoá đói giảm nghèo, chẳng hạn:

- Chính quyền địa phương tiếp nhận các dự án là người chịu trách nhiệm chính về sự thành, bại của các dự án KH&CN được thực

hiện trên địa bàn.

- Chính quyền địa phương cũng chịu trách nhiệm huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng có liên quan phục vụ cho việc tiếp thu các dự án KH&CN (đường xá, thuỷ lợi...).

- Các cơ quan KH&CN và các chuyên gia KH&CN chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả của các giải pháp KH&CN đưa vào áp dụng tại địa bàn trình diễn.

- Tổ chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về tính luận cứ của các Quy hoạch phát triển tổng thể, về tính hiệu quả của các dự án KH&CN xoá đói giảm nghèo, về việc lựa chọn trúng các cơ quan khoa học chủ trì dự án và các chuyên gia KH&CN được cử đến địa phương thực hiện các dự án trình diễn.

Cùng với việc phân định rõ chế độ trách nhiệm, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng quy định rõ phạm vi quyền hạn của Tổ

chỉ đạo và các chuyên gia công nghệ do Bộ cử xuống địa phương công tác. Chẳng hạn:

- Tổ trưởng Tổ chỉ đạo của Bộ được tham gia bộ máy chính quyền địa phương để có thể điều phối lực lượng KH&CN của cả Trung ương và địa phương tham gia thực hiện các dự án KH&CN xoá đói giảm nghèo.

- Các chuyên gia công nghệ chủ chốt (từ các viện của Trung ương cử xuống địa phương) cũng được tham gia bộ máy chính quyền địa bàn thực hiện dự án (thường là chức Phó chủ tịch huyện thực hiện dự án).

™ Cơ chế h tr tài chính t phía B Khoa hc và Công ngh. Quán triệt nguyên tắc phân cấp và phù hợp với tôn chỉ của

chương trình xoá đói giảm nghèo bằng khoa học và công nghệ (chứ không phải là xoá đói giảm nghèo nói chung) nên kinh phí hỗ trợ từ phía Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ được phép chi cho những dự án trình diễn do Bộ trực tiếp chỉ đạo (bao gồm từ khâu khảo sát, lập quy hoạch

phát triển tổng thể và triển khai các dự án KH&CN xoá đói giảm nghèo tại các địa bàn trình diễn đã được lựa chọn).

Đối với các hộ nông dân tham gia dự án được tiếp nhận đào tạo, tập huấn miễn phí (do kinh phí trung ương hỗ trợ). Ngoài ra, được cung cấp một khoản tín dụng không lãi suất để mua cây con giống và các vật

hộ nông dân tham gia dự án. Hay nói cách khác, thông qua việc triển

khai các dự án trình diễn KH&CN xoá đói giảm nghèo, Bộ Khoa học và Công nghệ muốn giúp cho các hộ nông dân ở các vùng đói nghèo có được "cách làm ăn mới" (cho "cần câu" chứ không cho "con cá") để

vượt qua đói nghèo và vươn tới làm giầu trên cơ sở vận dụng các thành tựu KH&CN do các cơ quan khoa học và chuyên gia KH&CN chuyển giao.

Theo thông báo của các đồng nghiệp Trung Quốc, thông thường tại các địa bàn trình diễn KH&CN xoá đói giảm nghèo do Trung ương trực tiếp chỉ đạo, tỷ lệ đóng góp nguồn vốn như sau: Trung ương: 1/3,

Địa phuơng: 1/3 và Nông dân: 1/3.

™ Cơ chế khuyến khích cán b KH&CN tham gia thc hin các d án khoa hc công ngh xoá đói gim nghèo.

Sau nhiều lần nêu câu hỏi với Bạn, cả ở Bắc Kinh và tại địa bàn thực hiện dự án, được biết rằng:

- Mọi chi phí thù lao cho các chuyên gia KH&CN được hạch toán vào D án (tiền lương, tiền lưu trú, tiền tàu xe đi lại, v.v...).

- Các chuyên gia được cử đi biệt phái tại địa phương được giữ

nguyên lương, chức vụ tại cơ quan.

- Ngoài ra, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được nhận một khoản tiền thưởng một lần (mức thưởng tối đa là 2 vạn tệ cho một

chuyên gia).

Như vậy, cách khuyến khích của Bạn chủ yếu vẫn căn cứ vào kết quả thực tiễn đưa lại cho nông dân tại địa bàn thí điểm (hay nói cách

khác là căn cứ vào chất lượng đầu ra). Hơn nữa, với cơ chế "người sau"

có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động của "người trước" đã nâng cao trách nhiệm cá nhân của các chuyên gia tham gia thực hiện dự án. Đây cũng là một điểm đáng tham khảo.

™ Mt s bài hc kinh nghim trin khai d án xoá đói, gim nghèo bng khoa hc và công ngh.

Ý thức được những khó khăn, thách thức của việc đưa khoa học và công nghệ vào các vùng nông thôn nghèo; và với mong muốn thông qua Dự án trình diễn về khoa học, công nghệ xoá đói giảm nghèo để có

thể đúc rút kinh nghiệm cho giai đoạn phổ cập, nhân rộng sau này, nên Bộ Khoa học và Công nghệ đã rất coi trọng công tác tổng kết Dự án này.

Qua nhiều vòng trao đổi, các đồng nghiệp Trung Quốc đã rút ra một số kinh nghiệm đáng lưu ý sau:

1. Cơ sở quan trọng cho thành công là phải làm tốt công tác tuyên

truyền, vận động và thu hút sự tham gia tự nguyện, chủ động của các hộ

nông dân nghèo (tránh áp đặt, làm thay hoặc nóng vội chạy theo thành

tích “trình diễn công nghệ”).

2. Yếu tố đảm bảo cho sự thành công là phải lựa chọn tuyển dụng được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm làm công tác cộng đồng có nhiệt tình và trách nhiệm tham gia quản lý dự án.

3. Điều kiện quan trọng cho thành công là phải chọn trúng và khai thác triệt để sự hỗ trợ của các hộ nông dân tích cực ngay tại địa bàn thực hiện dự án (hay là “lấy nông dân để thuyết phục nông dân”, “Lấy nông dân để hướng dẫn cho nông dân”).

4. Các vấn đề then chốt dẫn tới thành công là cần phải vận dụng một cơ chế quản lý phù hợp.

5. Việc tổ chức một hệ thống hỗ trợ kỹ thuật mạnh và kịp thời

cũng là một công cụ đảm bảo cho sự thành công của Dự án.

6. Như vậy, những thành quả bước đầu thu được là sự kết hợp

đồng bộ của nhiều yếu tố:

- Nhờ kết hợp các biện pháp ứng dụng KH&CN với vốn tín dụng nhỏ đã đưa lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ nông dân nghèo.

- Nhờ cơ chế quay vòng vốn tín dụng nhỏ kết hợp với động viên các hộ nghèo tự nguyện học hỏi các hộ tiên tiến đi trước, với sự hướng dẫn của các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật nên số hộ nghèo được thụ hưởng lợi ích từ dự án ngày càng được mở rộng. Chính đây là cơ sở đảm bảo tính bền vững của Dự án sau này.

7. Về vai trò của Nhà nước, các chuyên gia phân tích cũng lưu ý rằng tiền đề quan trọng cho thành công của Dự án là s h tr ca Nhà nước, chứ không phải là s can thip ca Nhà nước. Chức năng của

có thể tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, tránh can thiệp quá sâu vào

các nội dung cụ thể của từng dự án (có như vậy mới tạo môi trường để phát huy tính sáng tạo, chủ động và ý thức trách nhiệm của các hộ nông

dân nghèo tham gia dự án và các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng mô hình ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông thôn và miền núi (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)