• Kinh nghiệm của những mô hình thành công:
Ở những mô hình thành công, phần lớn do chọn trúng các cơ quan
chủ trì chuyển giao công nghệ là các viện nghiên cứu, các trường đại học hội đủ một số điều kiện sau:
- Có bề dầy nghiên cứu (thường là cơ quan tạo ra hoặc làm chủ
được các công nghệ cần chuyển giao; có khả năng thích nghi, địa phương hoá các công nghệ này vào điều kiện cụ thể của địa bàn dự án).
- Có kinh nghiệm làm công tác chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông thôn và miền núi.
- Có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao (vì lợi ích kinh tế từ CGCN cho địa bàn nông thôn, miền núi thường không nhiều).
Ở đây thường có 2 dạng:
1. Cơ quan CGCN là các viện nghiên cứu, nhưng không hội đủ các điều kiện cơ bản đã nêu ở phần trên.
2. Cơ quan môi giới chuyển giao công nghệ/hoặc cơ quan ứng dụng KH&CN ở địa phương:
Các cơ quan này tuy có lợi thế về am hiểu địa bàn, nhưng có một số hạn chế đáng lưu ý:
- Trong nhiều trường hợp chưa thật sự "làm chủ" các công nghệ cần chuyển giao. Lúng túng khi xử lý những vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
- Khó thực hiện yêu cầu áp dụng "tương đối đồng bộ" các công nghệ gắn với mục tiêu của dự án.
- Hàm lượng công nghệ của các công nghệ được chuyển giao thường không cao.
- Cơ sở "hậu thuẫn công nghệ" thường thấp hơn so với các cơ quan nghiên cứu trực thuộc Trung ương.
Lời bình:
Trong khâu xây dựng và thẩm định Dự án, nhất là các Dự án ứng dụng KH&CN cấp quốc gia cần đặc biệt lưu ý tới khâu thẩm định:
- "Tính ổn định", "tính phù hợp", "tính tiên tiến", "tính mới" (so
với địa phương) của các công nghệ cần chuyển giao.
- Mức độ "hậu thuẫn công nghệ tin cậy" của cơ quan chuyển giao
công nghệ.
Nếu không hội đủ các điều kiện trên thì khó xây dựng được mô hình "điểm sáng" trình diễn và gây thất vọng cho bà con nông dân ở địa bàn thực hiện Dự án.