• Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường bổ sung, hoàn thiện các quy định về tài chính để tháo gỡ các "ách tắc" đã nêu ở phần trên:
- Chế độ khuyến khích các đối tác tham gia thực hiện dự án,
- Phương thức "cấp phát" (chế độ ứng trước kinh phí + kiểm tra chi tiêu),
- Cơ chế thu hồi và sử dụng khoản kinh phí thu hồi (theo hướng để lại cho địa bàn lập Quỹ hỗ trợ luân chuyển),
- Thủ tục thanh, quyết toán,
để đảm bảo "đủ linh hoạt", "kịp thời", "có khuyến khích", "chi
PHẦN III
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHỆ
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI CỦA TRUNG QUỐC NÔNG THÔN, MIỀN NÚI CỦA TRUNG QUỐC
Cùng với việc nghiên cứu, tổng kết các mô hình ứng dụng KH&CN tại một số địa bàn nông thôn, miền núi trong nước, Đề tài cũng quan tâm tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm của một số nước trong khu vực, đặc biệt là kinh nghiệm ủa Trung Quốc vì 2 lý do chủ yếu sau:
• Một là, xét về mặt thể chế, cả Việt Nam và Trung Quốc đều cùng thực hiện quá trình đổi mới và cải cách từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhiều bước đi trong cải cách có những nét khá tương đồng. Hơn nữa, cả 2 nước đều coi việc đưa khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn như một định hướng chiến lược ưu tiên trong đường lối phát triển của quốc gia.
• Hai là, do khả năng hợp tác quốc tế cho phép, Đề tài đã cử một
đoàn khảo sát sang tìm hiểu tình hình tực tế và trao đổi với một số cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc về chuyên đề này.
Theo đánh giá của Bạn, phù hợp với đặc điểm của nông nghiệp và nông thôn, qua quá trình tìm tòi, thể nghiệm, Trung Quốc đã hình thành được một số cơ chế đưa khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn tương đối có kết quả. Trong đó, đáng lưu ý một số chương trình sau:
1. Chương trình"Đốm lửa" với mục tiêu ứng dụng KH&CN để
hiện đại hoá (nâng cấp trình độ công nghệ) các xí nghiệp hương trấn ở nông thôn.
2. "Chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua khoa học và công nghệ" hướng vào hỗ trợ các vùng nông thôn, miền núi đặc biệt khó khăn
(vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng cũ, v.v...).
3. Chương trình xây dựng các "khu trình diễn ứng dụng công nghệ
cao trong nông nghiệp" ở một số địa bàn nông thôn có trình độ phát triển kinh tế tương đối thuận lợi hơn, hướng tới đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nền nông nghiệp của Trung Quốc.
Điều cần nhấn mạnh là, mỗi chương trình có cơ chế quản lý riêng và mức độ hỗ trợ của Nhà nước cũng khác nhau. Sau đây sẽ giới thiệu
tóm tắt về một số đặc điểm của 3 chương trình trên.