Nội dung thử nghiệm, các tiêu chí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 72 - 118)

8. Giả thuyết nghiên cứu

3.2.5. Nội dung thử nghiệm, các tiêu chí và thang đánh giá

Nội dung thử nghiệm

a. Chương trình thử nghiệm

Việc thử nghiệm các bài tập nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 3 được tiến hành theo các giai đoạn sau:

- Chọn mẫu thử nghiệm - Đo đầu trước thử nghiệm - Tổ chức thử nghiệm - Đo cuối thử nghiệm

- Xử lí, phân tích, kết luận và nhận xét kết quả thử nghiệm.

b. Nội dung thử nghiệm

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm các bài tập nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 3. Các biện pháp này được triển khai thông qua các hoạt động giáo dục sau: hướng dẫn HS viết từ khó, hướng dẫn HS làm bài tập chính tả và sửa lỗi chính tả, kiểm tra khả năng viết của HS.

Các tiêu chí và thang đánh giá

Quá trình thử nghiệm chúng tôi sử dụng các tiêu chí về lỗi chính tả của HS và thang đánh giá là số lượng lỗi.

3.2.6. Tiến hành thử nghiệm

a. Chọn mẫu thử nghiệm

Việc chọn mẫu thử nghiệm được tiến hành ở trường TH Lương Thế Vinh, Quận 1, TP.HCM.

Chúng tôi chọn trường này làm thử nghiệm với các lý do sau:

Trường xây dựng gồm các phòng học và phòng chức năng được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại rất đầy đủ, đáp ứng cho công tác dạy – học của GV và HS. Lớp học khá rộng rãi, bố trí, sắp xếp hợp lí các đồ dùng dạy học và được trang bị máy chiếu, máy lạnh, loa… Phụ huynh đa số là tri thức và dân buôn bán. Vì thế HS sẽ có cơ hội học tập trong môi trường có nhiều thuận lợi và các em tự do phát triển năng lực của bản thân.

Bên cạnh đó, trường TH Lương Thế Vinh cũng đang thực hiện chương trình GD theo hướng phát huy tính tích cực cho HS nên GV có thể tiến hành dạy học chính tả cũng như các môn học khác tùy theo khả năng của HS (GV có thể áp dụng các loại bài luyện tập tự thiết kế và linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học).

Đây cũng là trường người thực hiện đề tài đang công tác nên việc tác động đến hai nhóm đối tượng, quan sát thu thập thông tin sẽ dễ dàng và sát thực hơn

Mô tả mẫu

Chúng tôi chia làm 2 nhóm: 5 HS NĐC và 5 HS NTN. Cả 10 HS được chọn thử nghiệm đều lanh lợi, có khả năng ngôn ngữ và sức khỏe bình thường.

Qua việc khảo sát vở tiếng Việt cùng với bài viết trên lớp của 10 HS này, chúng tôi nhận thấy:

Một số biểu hiện chung ở 10 HS:

ngữ viết,viết chậm, chữ viết chưa thật rõ nét.

Một số biểu hiện về lỗi chính tả:

Những điểm chung: cả 10 HS có sự thể hiện khả năng chính tả trên chữ viết

tương đương nhau, các em thường mắc kiểu lỗi phụ âm đầu: ch/tr; s/x; d/gi/r,.. kiểu lỗi phần vần: iu/iêu;iêc/iêt; oi/ôi/ơi;… kiểu lỗi âm cuối: c/t và n/ng và

thường lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã. Tần số mắc lỗi chính tả của các em tương đối cao, một vài trường hợp các em viết thiếu từ.

b. Đo đầu trước thử nghiệm

Chúng tôi tiến hành đo đầu trước thử nghiệm trên tổng số HS của cả hai nhóm và sử dụng tiêu chí, thang đánh giá đã đưa ra bằng cách quan sát, so sánh các lỗi chính tả, điểm số, chữ viết từ các bài viết chính tả của HS trong vở tiếng Việt của các em, sau đó các em viết một bài viết trên lớp. Ngữ liệu kiểm tra viết là một văn bản với 73 chữ. Đó là văn bản “Người đi săn và con vượn” được trích trong “SGK lớp 3 tập 2”, NXB Giáo Dục Việt Nam, tr. 113. Đây là văn bản có dung lượng vừa phải, độ dài và độ khó phù hợp với HS. Bên cạnh đó, văn bản này còn chứa những tiếng mà HS thường mắc lỗi khi viết.

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con bên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay vẫn không rời con. Máu ở vết thương rỉ loang ra khắp ngực.

Theo Lep Tôn-xtôi

Chúng tôi chọn một số HS có khả năng chính tả tương đương nhau (thể hiện trong vở tiếng Việt ) và cho các em viết văn bản trên. Hình thức chính tả sử dụng là đọc viết.

Dựa vào kết quả khảo sát qua bài viết, chúng tôi tiến hành so sánh khả năng chính tả của 10 HS và thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: So sánh khả năng chính tả của HS ở 2 nhóm thử nghiệm (thể hiện tỉ lệ %)

Có thể khái quát kết quả ở bảng trên bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60

0 - 5 lỗi 5 -10 lỗi trên 10 lỗi

NĐC NTN

Biểu đồ 7:SO SÁNH KHẢ NĂNG CHÍNH TẢ CỦA HS Ở NĐC VÀ NTN Bảng 3.1 và biểu đồ 7 cho thấy khả năng ngôn ngữ của HS ở cả 2 nhóm (NĐC và NTN) tương đương nhau, số lỗi chính tả các em thường khoảng trên 10 lỗi và sự chênh lệch của HS ở cả 2 nhóm rất ít.

Những điểm riêng ở từng HS: Ngoài những đặc điểm chung đã trình bày ở

trên, các HS có những điểm riêng như sau:

− Nhóm thực nghiệm

HS N.T.A: thường lẫn lộn ở âm đầu được ghi bằng chữ r/gi/d và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

Số lỗi Nhóm 0 - 5 lỗi (%) 5 - 10 lỗi (%) Trên 10 lỗi (%) NĐC 14.84 30.52 54.64 NTN 15.32 29.74 54.94

HS T.G.B: Thường lẫn lộn ở âm cuối ghi bằng chữ c/t, và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

HS N.Đ.H.H: Thường lẫn lộn ở âm đầu được ghi bằng chữ r/gi/d, s/x; âm cuối ghi bằng chữ c/t, n/ng và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

 HS N.L.H: Thường lẫn lộn ở vần iên/ in; âm cuối ghi bằng chữ c/t và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

HS T.T.S: Thường lẫn lộn ở vần iêm/ im; âm cuối ghi bằng chữ c/t và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

− Nhóm đối chứng

HS P.L.T.H: Thường lẫn lộn ở vần iêc/ iêt; âm cuối ghi bằng chữ c/t và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

HS C.C.H: Thường lẫn lộn ở âm cuối ghi bằng chữ c/t, và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

HS Đ.H.T: Thường lẫn lộn ở vần iên/ in; âm cuối ghi bằng chữ c/t và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

HS N.H.S: thường lẫn lộn ở âm đầu được ghi bằng chữ r/gi/d và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

HS Đ.H.Y: Thường lẫn lộn ở âm đầu được ghi bằng chữ r/gi/d, s/x; âm cuối ghi bằng chữ c/t, n/ng và giữa dấu ngã với dấu hỏi.

(Các bài viết trong vở của HS được chụp lại và đính kèm ở phần phụ lục. Các bài viết này được chọn từ vở ghi bài trong lớp học của HS).

Đối với bài kiểm tra viết, GV cho HS viết chính tả bình thường trong tiết dạy của mình.

c. Tổ chức thử nghiệm

Sau khi đo đầu trước thử nghiệm, chúng tôi chia HS thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 HS. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên NTN, nhóm còn lại sử dụng làm đối chứng. NĐC không áp dụng một biện pháp riêng biệt nào, GV phụ

trách lớp đó soạn kế hoạch giảng dạy. Trong quá trình diễn ra thử nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát, dự giờ ở cả 2 nhóm và chấm điểm, ghi chép kết quả bài tập thử nghiệm đối với NTN.

Chương trình SGK hiện hành cũng đã xây dựng hệ thống bài tập nhằm khắc phục lỗi chính tả cho HS. Hệ thống bài tập này có những ưu điểm sau:

- Nội dung chính tả phù hợp với lứa tuổi.

- Hệ thống bài tập chính tả phong phú và được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như: điền vào chỗ trống, tìm các từ có đặc điểm chính tả và có ý nghĩa nhất định, giải câu đố để tìm ra hiện tượng chính tả cần học, tập phát hiện và chữa lỗi chính tả…

Tuy nhiên, do cấu trúc chương trình, thời lượng, nên các bài tập rèn luyện viết đúng chính tả cho học sinh còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Thứ nhất: nguồn cứ liệu chưa thật phong phú về thể loại: chủ yếu là các trích đoạn thơ, văn mà chưa thấy sự xuất hiện của ca dao, tục ngữ, hay đồng dao – những thể loại dễ thuộc, dễ nhớ, nội dung rất phù hợp với trẻ em.

Thứ hai: các dạng bài tập cùng phân biệt một âm, vần hay dấu thanh còn chưa được sắp xếp theo một trình tự lôgic. Chẳng hạn: bài phân biệt ch/tr được phân bố ở tuần: 2, 7, 12, 16, 21, 22, 25, 30 và 34…

Thứ ba: các nội dung rèn luyện chính tả cho học sinh chủ yếu dựa trên cơ sở ngữ âm mà chưa quan tâm đến một cơ sở hết sức quan trọng khác là cơ sở thần kinh ngôn ngữ học để giải quyết những trường hợp khó, riêng lẻ, không theo quy tắc ngữ âm.

Thứ tư: số lượng BT trong mỗi tiết chính tả còn ít. Từ những băn khoăn trên đây, chúng tôi thấy cần phải:

- Bổ sung thêm nguồn cứ liệu cho việc dạy viết đúng chính tả là các văn bản thuộc thể loại ca dao, tục ngữ, đồng dao. Những thể loại này học sinh tiếp thu nhanh…

- Sắp xếp các bài tập âm, vần liền mạch với độ khó tăng dần.

- Bổ sung thêm dạng bài tập giúp HS ghi nhớ từ khó bằng PP thần kinh ngôn ngữ học.

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thử nghiệm các bài tập nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong việc khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 3. Cụ thể như sau:

Chúng tôi đã xây dựng 12 phiếu bài tập thử nghiệm (được đính kèm ở phụ lục). Mỗi phiếu bài tập bao gồm 3 câu, trong đó có các dạng bài tập nhằm khắc phục những lỗi thường gặp của HS. Chẳng hạn, bài tập rèn lỗi về âm đầu tr/ch, s/x, d/gi/r; về vần: iêu/iu, im/iêm, iêp/ip, iêm/im; về thanh: hỏi/ngã; về âm cuối:

c/t, n/ng.

Các bài tập được xây dựng dưới dạng: - Điền vào chỗ trống .

- Từ in nghiêng dưới đây viết đúng hay sai? Nếu sai hãy chữa lại. - Gạch chân dưới từ viết đúng chính tả.

- Tìm từ đồng nghĩa. - Tìm từ trái nghĩa.

- Nối các tiếng ở cột A với B.

- Chọn từ nào viết đúng chính tả trong ngoặc điền vào chỗ trống. - Tìm những từ tượng thanh, tượng hình bắt đầu bằng chữ

- Giải câu đố.

- Viết đúng các từ có dấu hỏi, ngã

Sau khi thử nghiệm, chúng tôi cho HS cả 2 nhóm cùng viết một bài chính tả. Ngữ liệu kiểm tra viết là một văn bản với 75 chữ. Đó là văn bản “Trung thu độc lập” được trích trong SGK lớp 4 tập 1, NXB GD, tr. 66-67.

TRUNG THU ĐỘC LẬP

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập, yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê huơng thắm thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai.

Thép mới

d. Đo và phân tích cuối thử nghiệm Đo cuối thử nghiệm

Kết thúc thử nghiệm, chúng tôi sử dụng các ghi chép lỗi chính tả, tiến bộ của HS (NTN) trong các phiếu bài tập; chấm điểm bài kiểm tra của cả 2 nhóm và đối chiếu kết quả để đo kết quả cuối thử nghiệm.

Sau khi đo cuối thử nghiệm, chúng tôi xử lí số liệu nhằm kiểm tra, đánh giá và so sánh kết quả của HS ở hai nhóm trước và sau thử nghiệm để có kết luận cuối cùng về hiệu quả của những biện pháp mà chúng tôi đề xuất nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 3.

Phân tích kết quả thử nghiệm

Qua thử nghiệm các bài tập nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 3, chúng tôi thu nhận được những kết quả ban đầu như sau.

Kết quả chung

Chúng tôi tiến hành đo đầu trước thực nghiệm NĐC và NTN, sau khi khảo sát và thống kê số liệu thu được kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2:

Bảng thống kê tỉ lệ lỗi chính tả của đối tượng nghiên cứu trước khi thử nghiệm (tỉ lệ %)

Lỗi sai Học sinh

Phụ âm đầu Vần Âm cuối Thanh điệu

Ch /tr d / gi/ r s - x in/iên ơi/ôi c /t n/ng hỏi/ngã

NTN N.T.A 6.56 16.67 16.67 5.56 5.56 11.67 11.11 38.89 13.3 5.56 11.39 T.G.B 5.56 11.11 11.11 5.56 5.56 16.67 11.11 38.89 9.26 5.56 13.89 N.Đ.H.H 6.56 16.67 16.67 5.56 16.67 16.67 16.11 33.33 13.3 11.12 16.39 N.L.H 5.56 16.67 11.67 5.56 16.67 11.11 16.11 38.89 11.3 11.12 13.61 T.T.S 5.56 11.11 16.67 5.56 5.56 16.67 11.11 33.33 11.11 5.56 13.89 Trung bình 11.65 7.78 13.73 36.67 NĐC P.L.T.H 5.56 11.11 11.11 5.56 5.56 16.67 11.11 38.89 9.26 5.56 13.89 C.C.H 6.56 16.67 16.67 5.56 16.67 11.67 11.11 38.89 13.3 11.12 11.39 Đ.H.T 5.56 11.11 16.67 5.56 5.56 16.67 11.11 33.33 11.12 5.56 13.89 N.H.S 5.56 16.67 11.67 5.56 5.56 11.11 16.11 38.89

11.3 5.56 13.61 Đ.H.Y 6.56 16.67 16.67 5.56 16.67 16.67 16.11 33.33 11.3 11.12 16.39 Trung bình 11.26 7.78 13.83 35.47

Tỉ lệ lỗi chính tả sai ở phụ âm đầu, vần, âm cuối, thanh của HS khi đo đầu vào thông qua bảng 3.2 được chúng tôi thể hiện bởi biểu đồ 8.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Âm đầu Vần Âm cuối Thanh điệu

N.T.A T.G.B N.Đ.H.H N.L.H T.T.S P.L.T.H C.C.H Đ.H.T N.H.S Đ.H.Y

Biểu đồ 8: TỈ LỆ LỖI CHÍNH TẢ SAI CỦA HỌC SINH KHI ĐO ĐẦU VÀO

THỬ NGHIỆM

Phân tích và nhận xét:

Kết quả khảo sát ban đầu thể hiện qua bảng 3.2 và biểu đồ 8 cho thấy kết quả đo đầu vào của 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng gần như tương đương nhau. Giữa 10 HS có tỉ lệ khá tương đương với nhau ở lỗi sai lỗi về âm đầu c/tr; s/x; d/gi/r....

Nhưng sau thử nghiệm, thì NTN có sự khác biệt rõ rệt, còn ở NĐC thì có sự khác biệt nhưng không đáng kể. Tỉ lệ mắc lỗi ở NTN thấp hơn NĐC và giảm đi đáng kể so với trước thử nghiệm.

Sau đây là những phân tích cụ thể về kết quả thử nghiệm các bài tập nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 3.

Bảng 3.3

Bảng thống kê tỉ lệ lỗi chính tả của đối tượng nghiên cứu sau khi thử nghiệm (tỉ lệ %)

Lỗi sai Học sinh

Phụ âm đầu Vần Âm cuối Thanh điệu

Ch /tr d / gi/ r s - x in/iên ơi/ôi c /t n/ng hỏi/ngã

NTN N.T.A 0 5.56 0 0 0 5.56 0 22.22 1.85 0 2.78 T.G.B 1.2 7.31 0 0 0 5.56 0 30.61 2.84 0 2.78 N.Đ.H.H 0 4.23 0 0 0 11.11 5.56 22.22 1.41 0 8.34 N.L.H 0 2.71 0 0 0 1.34 0 11.11 0.90 0 0.67 T.T.S 3.14 0 0 0 0 5.56 4.23 22.22 1.05 0 4.89 Trung bình 1.61 0 3.89 21.68 NĐC P.L.T.H 4.23 10.42 8.11 1.2 2.71 14.35 9.27 36.82 7.59 1.96 11.81 C.C.H 3.26 14.35 7.16 0 0 11.67 7.34 22.22 8.26 0 9.51 Đ.H.T 4.23 11.11 8.11 0 2.71 14.35 9.27 33.33 7.82 1.36 11.81 N.H.S 4.23 14.35 3.37 1.2 4.23 14.35 9.27 30.61 7.32 2.72 11.81 Đ.H.Y 0 7.31 4.23 5.56 2.71 16.67 9.27

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 72 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)