Phương pháp thần kinh ngôn ngữ học

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 59 - 63)

8. Giả thuyết nghiên cứu

3.1.2. Phương pháp thần kinh ngôn ngữ học

- Trong trường hợp âm thanh của các từ phát ra giống nhau thì nguyên tắc “phát âm thế nào, viết thế ấy” của phương pháp ngữ âm không giải quyết được vấn đề lỗi chính tả ở HS. Tuy nhiên, dạy học theo phương pháp thần kinh – ngôn ngữ học có thể khắc phục hạn chế này. Chẳng hạn nó giải quyết những trường hợp chính tả bất qui tắc, hay gắn kết với nghĩa từ (quan hệ giữa chữ với nghĩa chứ không phải với âm. Hình ảnh chữ viết gợi nghĩa).

- Trong cuốn Heart of the Mind (1994) C. Andreas & S. Andreas, hai chuyên gia lập trình thần kinh ngữ học đã chứng minh rằng hoàn toàn sai lầm nếu dạy chính tả dựa vào sáng tạo hay kí ức thính giác [25]. Tưởng tượng có sáng tạo là một kĩ năng cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động, tuy nhiên kĩ năng này lại vô bổ đối với việc viết đúng chính tả. Theo hai chuyên gia, để viết đúng chính tả, chúng ta chỉ cần đến khả năng ghi nhớ các chữ cái. Như vậy, phần não bộ dành cho việc ghi nhớ hình ảnh của những từ ngữ đóng vai trò quan trọng

trong việc rèn viết đúng chính tả. Nói cách khác là học chính tả bằng cách “Nhớ mặt chữ”. “Nhớ mặt chữ” có thể coi là giải pháp đã rất cũ, nhưng hiện nay đang được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ. Trong khi đó, giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa dành nhiều sự quan tâm cho phương pháp này.

Ví dụ:

(1)Gạch chân từ viết đúng chính tả:

Nước nấu ở nhiệt độ cao, có hơi bốc lên…là xôi hay sôi

Khi đọc, nói năng trôi chảy, suôn sẻ, không bị vấp váp gọi là chơn chu hay

trơn tru

Nói năng đường hoàng, oai vệ gọi là chững trạc hay chững chạc

Vùi hay cắm cành hoặc gốc cây giống xuống đất cho mọc thành cây gọi là

trồng trọt hay chồng chọt

(2)Đánh d ấu x vào

+ Xanh đậm và tươi ánh lên là:

 xanh biết  xanh biếc + Nắm được rõ ràng và đầy đủ

 hi ểu biết  hi c ểu biế

+ Có mùi thơm dễ chịu và toả lan ra xa

 ngác hng  ngát hương:

+ (Chuyển động) mềm mại, uyển chuyển với vẻ yếu ớt

 l ả lướt  l c ả lướ

+ Quần áo dài quá mức, trông không gọn, không đẹp

+ Vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa tri thức mới.

suy nghĩ suy nghỉ

+ Tạm ngừng công việc hoặc một hoạt động nào đó.

nghĩ ngơi nghỉ ngơi

(3) Viết đúng 5 từ có dấu hỏi

... ... ... Viết đúng 5 từ có dấu ngã ... ... ... (4) Tìm các từ viết đúng chính tả

- Tìm 5 từ có 2 tiếng đều bắt đầu là chữ l (VD lơlửng, lập lòe, lạnh lẽo…)

... ...

- Tìm 5 từ có 2 tiếng đều bắt đầu là chữ n chỉ cảm giác (VD: não nùng, nặng

nề, nóng nực…)

... ...

- Tìm 5 từ có 2 tiếng đều bắt đầu là chữ d (VD: dai dẳng, dặt dìu, dễ dàng…)

...

- Tìm các từ có vần là im (Vd: con tim, phim, lim dim, tìm kiếm…)

...

- Tìm các từ có thanh điệu là hỏi (VD: sửa xe, chả cá, một nửa, cánh cử, nghỉ ngơi…)

... ...

- Tìm các từ có thanh điệu là ngã (VD: hộp sữa, suy nghĩ, bữa cơm, …) ... ...

- Tìm các từ có chữ cuối là c (VD: căn gác, man mác, lọ mực…)

... ...

- Tìm các từ có chữ cuối là t (VD: bát ngát, gió mát, bài hát…)

... ...

(5) Kể tên các loại thịt mà em đã được ăn.

... ... ...

Đặt câu với những món ăn mà em yêu thích . Chẳng hạn: Em thích ăn kem.

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)