Học viết đúng chính tả bằng hiểu nghĩa từ

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 63 - 66)

8. Giả thuyết nghiên cứu

3.1.3. Học viết đúng chính tả bằng hiểu nghĩa từ

3.1.3.1.Những trường hợp chính tả cần thiết dùng phương thức ngữ nghĩa

“Trong mọi trường hợp, cái khâu chính cần phải nắm là: Dạy chính tả không phải là dạy âm mà là dạy hiểu nghĩa và quan hệ về ngôn ngữ” [11]. Hiểu được nghĩa từ (trong câu, đoạn, văn bản) là một trong những cơ sở giúp người viết viết đúng chính tả.

Trường hợp chính tả cần thiết phải dựa vào ngữ nghĩa là những trường hợp do phát âm lệch chuẩn chữ viết nhưng vẫn được cộng đồng chấp nhận. Việc phát âm những từ ngữ này theo “chính âm” thường chỉ thực hiện trong các tiết chính tả và tập đọc trên lớp.

−Đối với phương ngữ Nam (tiếng miền Nam), theo chúng tôi, đó là những trường hợp sau:

+ Các chữ ghi phụ âm cuối dễ lẫn lộn: n/ng như trong lan man với lang thang; t/c như trong mát với mác; t/ch như trong ít với ích.

+ Các chữ d,gi g như da, gia, giếng (hay trường hợp ghi âm cho chữ g

như gì, giếng, giết ).

+ Cách ghi hỏi và ngã trong những từ không có quy tắc.

−Đối với phương ngữ miền Bắc, theo chúng tôi đó là những trường hợp chữ ghi cặp âm đầu dễ lẫn lộn đối với học sinh miền Bắc: r/d – gi; s/x; tr/ch.

3.1.3.2.Các dạng bài tập

Các dạng bài tập chữa lỗi dựa vào nghĩa. Chẳng hạn:

- Sau khi học sinh làm xong một bài tập, giáo viên đặt câu hỏi: Tiếng này viết đúng hay sai chính tả? Nếu sai thì viết thế nào là đúng? Những từ này thường viết bằng …. ? Khác với phương pháp ngữ âm học, các dạng bài tập của

phương pháp học viết đúng chính tả bằng hiểu nghĩa từ yêu cầu HS phải hiểu nghĩa của từ cũng như nghĩa của câu, đoạn, văn bản.

Ví dụ:

(1) Tìm từ đồng nghĩa với từ liên tục: ... (2) Tìm từ đồng nghĩa với từ: nhìn bắt đầu bằng chữ tr: ...

(3) Tìm từ trái nghĩa với từ mỏng: ... (4) Tìm từ trái nghĩa với từ khó, trên, ngắn: ... (5) Tìm những từ mô tả trạng thái rung động viết với r, d hoặc gi ( Chẳng hạn:

rung rinh, rộn ràng…).

... ...

(6) Tìm tên những con vật viết với s. Chẳng hạn: chim sáo

... ... ...

(7) Tìm tên các loại cây viết với s. Chẳng hạn: cây si

... ... ...

(8) Tìm những từ chỉ người trong gia đình viết với ch. Chẳng hạn: cha

... ... ...

(9) Tìm những từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết với tr, ch. Chẳng hạn: chăn ... ... ... (10) Giải câu đố. Ví dụ: Chẳng đi chẳng đứng Cũng gọi là con Lưỡi sắc, cán tròn Hay nằm nóc chạn (Là con gì?) ...

Vừa bằng cái nong, Cả làng đong không hết

(Là cái gì?)

...

Mình vàng mà thắt đai vàng Một tay dọn dẹp, sửa sang cửa nhà.

(Là cái gì?)

Áo em có đủ các màu

Thân em trắng muốt, như nhau thẳng hàng Mỏng dày là ở số trang

Lời thầy cô, kiến thức vàng trong em. (Là cái gì?)

...

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)