Chính tả mẹo luật

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 66 - 70)

8. Giả thuyết nghiên cứu

3.1.4. Chính tả mẹo luật

3.1.4.1. Học viết đúng chính tả bằng mẹo luật

Có thể coi, mẹo chính tả là những cách thức đơn giản, dễ nhớ do các nhà ngôn ngữ đặt ra. Mẹo chính tả giúp cho người viết dễ dàng tìm ra cách viết đúng một cách nhanh nhất mà không cần phải tra cứu từ điển.

Có một số mẹo, muốn dùng được phải nắm vững các khái niệm: âm vị, thanh điệu, âm tiết, từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ láy, từ ghép… Cụ thể:

Mẹo nhận biết âm đệm, ta cần biết các vần có âm đệm trong tiếng Việt là oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Phụ âm “n” hạn chế kết hợp với âm đệm. Phụ âm này chỉ đứng trước âm đệm trong trường hợp sau: thê noa, noãn (đều là các từ Hán Việt). Trong khi phụ âm “l” kết hợp bình thường với âm đệm (loa, loang loáng, luật, lòe, lụy…)

Ví dụ:

Điền vào chỗ trống l hay n, ch hay tr:

Chú bé …oắt …oắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh. Điền l hay nvào chỗ trống:

- …òa xòa - cái …oa - con …à

- …uyến tiếc - …uẩn quẩn - …óe sáng

Mẹo dựa vào cấu tạo từ - từ láy âm: Muốn sử dụng mẹo này, ta cũng cần nắm được khái niệm về từ láy. Chẳng hạn khi gặp từ láy phụ âm “l”, một tiếng viết “l” chắc chắn tiếng còn lại cũng viết “l” (như: lấp lánh, láu táu lủng

lẳng, lắc lư…); khi gặp từ láy phụ âm “n” cũng vậy (như: nóng nảy, nao núng, nũng nịu, nặng nề…); hay láy phụ âm “z” khi đã biết một tiếng viết “d” tiếng

còn lại cũng viết “d”, nếu một tiếng viết “gi” tiếng còn lại cũng viết “gi” (như:

dung dằng, dai dẳng, dơ dáy, dở dang…; giấu giếm, gióng giả, giòn giã…). Để

phân biệt “l”/n” còn có mẹo khác là: “l” có thể đi với các âm đầu khác trong các từ láy vần như: lúng túng, lả tả (“l” cặp với “t”), loay hoay (“l” cặp với “h”),

lằng nhằng, lí nhí (“l” cặp với “nh”), lững thững, lơ thơ (l cặp với “th”). Trong khi đó âm “n” không có khả năng này. Do vậy, nếu gặp một tiếng không rõ viết

l hay n, thì hãy thử tạo một từ láy âm phụ âm đầu. Nếu tiếng đó có thể đứng trước thì nó được viết với l.

Ví dụ: Điền chữ l/n, d/gi vào chỗ trống:

ạnh ….ùng, …ung …inh, …ơ …à, …ủng ….ẳng, …ắc …ư …óng nảy, …o nê, …ũng …ịu, …ặng …ề

…ung …ằng, …ai …ẳng, …ơ …áy, …ở …dang …ấu giếm, gióng …ả, giòn …ã

- Một số mẹo chính tả theo quy tắc

+ Viết đúng chính tả các âm tiết có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Đó là các từ đồng âm. Chẳng hạn: Con ngựa đá con

ngựa đá (đá 1 là động từ - hoạt động tác động mạch vào vật khác bằng chân, đá 2 là tính từ - bằng đá); hay Kiến bò đĩa thịt bò (bò 1 chỉ hoạt động di chuyển của con vật, 2 chỉ một loài vật); Hoặc Ruồi đậu đĩa xôi đậu (đậu 1 – hoạt động

của con ruồi, đậu2 chỉ một loại hạt). Những trường hợp này, dựa vào cách viết đúng của từ này để suy ra cách viết của từ kia. (dạm ngõ/ con dạm; giờ giấc/

giấc ngủ; giẫm đạp/ chết giẫm; cái cổ/cổ xưa;cỗ xe/ăn cỗ; da thịt/da diết; chú ý/cô chú; lỗ hổng/lỗ lãi…).

+ Viết các chữ trong âm tiết phát âm theo phương ngữ, theo chuẩn thống nhất.

Ví dụ: viết đúng chính tả d,gi,v ghi các phụ âm /z/, /ʐ/, /v/…

(1) Nối các tiếng ở cột A với các tiếng thích hợp ở cột B để tạo thành từ ngữ đúng:

A B dầm dội ngọn dó ra dề nóng về dữ gió giấy vội

+ Viết các có hai biến thể phát âm đồng nghĩa. Chẳng hạn:

Chỉ có một cách viết đúng (là con hươu chứ không phải hiêu; thầy (giáo) chứ không viết thày; (đôi) giầymà không phải giày …).

Ví dụ:

(1)Gạch chân từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn: Nai con tròn xoe mắt nhìn (hươu sao / hưu sao/ hiêu sao). Giữa cành lá, lắc lỉu những (quả lịu / quả lựu) chín đỏ.

+ Viết hoa chữ cái đầu trong chữ âm tiết trong danh từ riêng hoặc tổ hợp từ làm tên riêng; chữ cái đầu trong chữ âm tiết đứng đầu câu hay đoạn văn.

+ Viết trong từ phiên âm tiếng nước ngoài. Chẳng hạn:

Âm tiết trong từ phiên âm tiếng nước ngoài có đặc điểm giống với âm tiết tiếng Việt thì viết theo nguyên tắc ghi âm tiếng Việt (Poland/ Ba Lan viết là Ba Lan…)

Với các từ phiên âm tiếng nước ngoài, khi các âm vị không có chữ viết tương ứng trong tiếng Việt ta viết theo nguyên tắc ghi âm tiếng nước ngoài (phiên âm – chuyển tự, hoặc dùng chữ cái La tinh.

3.1.4.2. Một số dạng bài tập -Chữa lỗi bằng mẹo ngữ âm. Ví dụ:

Tìm những từ có vần oa, uê,uyê,… viết với d: dọa, duyên, duyệt, duy, duệ…Có từ nào trong những trường hợp này viết với r, gi không?

Tìm những từ tượng thanh viết với r : rì rào, rì rầm, rúc rích, rập rạp… Có từ nào trong những trường hợp này viết với d, gi không?

 Nhận xét: Các từ tượng thanh đều viết với r.

- Chữa lỗi dấu thanh bằng mẹo nhớ, thuộc câu sau: Chị huyền mang nặng ngã đau.

Hỏikhôngsắcthuốc lấy đâu mà lành.

Trong một từ hai tiếng (từ láy), nếu một tiếng mang thanh nặng, huyền tiếng còn lại phải mang thanh điệu cùng nhóm là thanh ngã…

Ví dụ: mạnh mẽ, lạnh lẽo, bầu bĩnh, chặt chẽ, lặng lẽ, trong trẻo, bướng bỉnh, đắt đỏ, nghiệt ngã…

Trong một từ hai tiếng (từ láy), nếu một tiếng mang thanh ngang, sắc tiếng còn lại phải mang thanh điệu cùng nhóm là thanh hỏi…

Ví dụ: nho nhỏ, sang sủa, đen đủi…

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)