Các hình thức dạy học chính tả

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 31 - 35)

8. Giả thuyết nghiên cứu

2.1.2. Các hình thức dạy học chính tả

Có 3 hình thứcdạy học chính tả:

- Hình thức dạy học chính tả vận dụng tri giác nhìn

- Hình thức dạy học chính tả vận dụng tri giác nghe

- Hình thức dạy học chính tả tổng hợp

Các hình thức trên được rèn luyện bằng các kiểu bài tập

- Kiểu bài tập chép ( nhìn – viết ) - Kiểu bài chính tả trí nhớ (nhớ - viết)

- Kiểu bài chính tả nghe - ghi (nghe – viết )

- Kiểu bài chính tả so sánh (so sánh – viết )

- Kiểu bài chính tả tổng hợp (kiểm tra, đánh giá)

2.1.2.1. Kiểu bài tập chép

Hình thức tập chép đòi hỏi học sinh chuyển những hình ảnh thị giác (nhìn văn bản viết) thành hành động tái tạo lại dạng thức viết. Nói cách khác tập chép là cách rèn chính tả cho HS đi từ việc “ghi nhớ” mặt chữ đến việc “hiểu nghĩa” của chúng. Đó là hành vi bắt chước hoặc sao phỏng.

HS thường duy trì mối liên hệ giữa hình ảnh thị giác với biểu tượng âm thanh ngôn ngữ (đánh vần, phát âm âm vị, đọc trơn từng âm tiết và đọc thầm) trong quá trình sao chép theo mẫu. Tập chép vừa giúp HS củng cố kĩ năng viết các chữ cái vừa có tác dụng hình thành kĩ năng đọc, kĩ năng tái tạo âm thanh bằng chữ viết.

Kiểu bài chính tả tập chép sử dụng một văn bản hoặc một phần văn bản viết làm mẫu. Văn bản mẫu là bài tập chép. Bài tập chép được lựa chọn theo yêu cầu của từng bài học. Ví dụ bài chính tả tập chép sử dụng một văn bản viết làm mẫu như: Chị em, Mùa thu của em… và bài chính tả tập chép sử dụng một phần văn bản viết làm mẫu như: Cậu bé thông minh (từ hôm sau … đến xẻ thịt chim.),

Trận bóng dưới lòng đường (từ Một chiếc xích lô… đến hết).

2.1.2.2. Kiểu bài chính tả trí nhớ

Chính tả trí nhớ đòi hỏi học sinh tái tạo dạng thức viết một văn bản đã thuộc từ trước. Khi viết bài chính tả, các biểu tượng thính giác và biểu tượng thị giác về văn bản hiện ra trong trí óc HS và chuyển thành hành động tái tạo dạng thức chữ viết của văn bản, tức là HS chuyển từ những ghi nhớ hình ảnh (biểu tượng chữ viết) và ghi nhớ từ ngữ logic (nghĩa từ, nội dung văn bản) thành dạng chữ viết.

Kiểu bài chính tả này rèn luyện năng lực ghi nhớ và mức độ thuần thục chính tả của HS.

2.1.2.3. Kiểu bài chính tả nghe – viết

Chính tả nghe viết là kiểu bài rèn luyện kĩ năng viết trên cơ sở thực hiện việc chuyển đổi những hiện tượng âm thanh (tiếp nhận qua thính giác) thành văn bản viết ghi âm, nghĩa là chuyển đổi văn bản từ dạng thức nói sang dạng thức viết. GV đọc văn bản mẫu, HS nghe và viết đúng, đầy đủ với tốc độ đã được quy định. Hình thức dạy học chính tả này thiên về vận dụng nguyên tắc chính tả ngữ âm, kết hợp với nguyên tắc chính tả ngữ nghĩa.

Chính tả nghe – ghi có hai mức độ: nghe ghi những văn bản học sinh đã được học, được làm quen (mức độ thấp) và nghe ghi những văn bản học sinh chưa được học (mức độ cao).

2.1.2.4. Kiểu bài chính tả so sánh

Kiểu bài chính tả so sánh với mục đích phân tích, so sánh các hiện tượng nói và viết để lựa chọn hình thức viết phù hợp với quy tắc chính tả. Kiểu bài chính tả này chủ yếu nhằm vào dạng thức viết của các âm tiết hay từ đồng âm hoặc các biến thể ngữ âm trong một số phương ngữ…

Ví dụ: Điền vào chỗ trống những từ cho sẵn: che hay tre:

Lũy … làng rợp bóng, … mát con đường.

vừa hay dừa:

Cây … này … mới cho quả.

Sự lựa chọn được chấp nhận ở các trường hợp này là cách viết chuẩn thống nhất theo hướng khu biệt nghĩa.

Chính tả so sánh nhấn mạnh vào các trường hợp chính tả dễ lẫn, nhấn mạnh vào các biện pháp so sánh đối chiếu và tạo cho học sinh một ý thức thường trực về sự phân biệt những trường hợp dễ nhầm lẫn. Trong giờ chính tả này, GV có thể phát âm chuẩn làm mẫu hoặc so sánh các biến thể phát âm với chuẩn phát âm theo chữ viết để làm mẫu.

Ví dụ: Điền r hay g vào chỗ trống:

Cá …ô, cá chạch Gặp trận mưa …ào Phát âm chuẩn:

Cá rô, cá chạch Gặp trận mưa rào

Biến thể phát âm với chuẩn phát âm theo chữ viết Cá gô, cá chạch

Gặp trận mưa gào

2.1.2.5. Kiểu bài chính tả tổng hợp

Chính tả tổng hợp là kiểu bài thường được dùng để ôn luyện, hệ thống hóa tri thức và tổng duyệt các kĩ năng thực hành chính tả. Hình thức kiểu bài chính tả này giống kiểu bài chính tả nghe ghi. Văn bản được chọn có các hiện tượng chính tả cần ôn tập hoặc cần viết cho đúng chuẩn chính tả thống nhất.

Bài chính tả tổng hợp cũng dùng làm đề kiểm tra, đánh giá trình độ viết chính tả của học sinh trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)