8. Giả thuyết nghiên cứu
2.3. Tiểu kết chương 2
Ở chương này, chúng tôi đã trình bày về tiến trình và kết quả khảo sát các lỗi chính tả thường gặp ở HS Tiểu học, nguyên nhân và biện pháp GV thường sử dụng để khắc phục lỗi. Chúng tôi cũng đã đưa ra những phân tích và nhận xét về thực trạng các lỗi chính tả của HS Tiểu học. Các lỗi mà HS thường gặp: Về thanh điệu không phân biệt 2 thanh /3/ với /4/ thể hiện trên chữ viết là thanh ngã với thanh hỏi; Về âm đầu: / ʈ/ với / c/, / ʂ/ với / s/, / ʐ/ với / z/, thể hiện trên chữ viết là tr /ch, s / x, r/d/gi ; Về âm chính HS mắc lỗi khi viết các âm
chính được thể hiện trên chữ viết: iu/êu/iêu, im/iêm/êm/em, ip/iêp/êp/ep; Về âm cuối: /-t/ với /-k/, /-n/ với /-ŋ/, các âm này thể hiện trên chữ viết là t/c, n/ng.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH LỚP 3 3.1. Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả
Những biện pháp nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh mà chúng tôi đưa ra để hỏi gồm: Phân tích từ khó, thường xuyên nhắc nhở HS, thường xuyên chấm chữa bài cho HS, dạy HS hiểu đúng nghĩa… Các nội dung này được khảo sát với 4 mức độ: không, ít, vừa và nhiều.
Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8:Những biện pháp khắc phục lỗi chính tả
Các biện pháp Mức độ hiệu quả
Không Ít Vừa Nhiều (1) Thường xuyên nhắc nhở học sinh 1.62%
(4/247) 14.58% (36/247) 32.79% (81/247) 51.01% (126/247) (2) Phân tích từ khó 2.83% (7/247) 21.05% (52/247) 39.68% (98/247) 36.44% (90/247)
(3) Thường xuyên chấm chữa bài cho từng học sinh 21.05% (16/247) 17.41% (43/247) 40.89% (101/247) 35.22% (87/247)
(4) Luyện tập bằng các bài tập trong SGK, Sách tham khảo 2.02% (5/247) 7.29% (18/247) 41.30% (102/247) 49.39% (122/247)
(5) Luyện tập bằng các bài tập tự thầy (cô) thiết kế 0.81% (2/247) 4.86% (12/247) 45.34% (112/247) 48.99% (121/247)
(6) Cho HS luyện viết thêm ở nhà 3.24% (8/247) 5.26% (13/247) 39.68% (98/247) 51.82% (128/247)
(7) Dạy học sinh hiểu đúng nghĩa và viết từ theo nghĩa
2.02% (5/247) 4.45% (11/247) 30.36% (75/247) 63.16% (156/247)
Có thể khái quát kết quả của bảng trên bằng biểu đồ 6: 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Không Ít Vừa Nhiều
Biểu đồ 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ Ở HS MÀ GV THƯỜNG SỬ DỤNG
Phân tích và nhận xét:
Bảng 2.8 và biểu đồ 6 cho thấy những biện pháp dạy học đều được GV đánh giá cao, đặc biệt là phương pháp: Thường xuyên nhắc nhở học sinh (1); Phân tích từ khó (2); Cho HS luyện viết thêm ở nhà (6); Dạy học sinh hiểu đúng nghĩa và viết từ theo nghĩa (7); Rèn phát âm đúng (8);… Hầu hết giáo viên nhận thức rằng họ cần phải sử dụng những phương pháp và những cách thức tổ chức dạy học để rèn kỹ năng và khắc phục các lỗi chính tả cho HS sao cho có hiệu
(8) Rèn phát âm đúng 11.74% (29/247) 9.72% (24/247) 25.91% (64/247) 52.63% (130/247) ( 9) Dùng mẹo luật 11.33% (63/247) 18.22% (72/247) 48.18% (54/247) 22.27% (58/247)
(10) Phối hợp với phụ huynh 18.22% (45/247) 33.20% (82/247) 34.01% (84/247) 14.57% (36/247) Ý kiến khác: - Cho HS tự tìm và viết từ khó.
quả. Dựa vào kết quả trên, chúng tôi đề xuất một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS.
3.1.1. Phương pháp ngữ âm (phonics method)
Phương pháp ngữ âm dựa vào mối quan hệ giữa âm và chữ viết. Chữ đại diện cho âm. Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm vị. Vì thế phát âm chuẩn là cơ sở cho viết đúng chính tả…
3.1.1.1. Hệ thống ngữ âm chuẩn tiếng Việt
Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, tuy nhiên theo các nhà Việt ngữ học, hệ thống ngữ âm chuẩn bấy lâu nay được thừa nhận là 2 phương ngữ: phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Đại diện cho phương ngữ Bắc Bộ là tiếng Hà Nội và phương ngữ Nam Bộ là tiếng Sài Gòn.
Công nhận hệ thống ngữ âm chuẩn không có nghĩa phủ nhận hệ thống phương ngữ. Những cách phát âm theo vùng phương ngữ đều được coi là chuẩn, nhưng là chuẩn với cộng đồng khu vực ấy, có tác dụng trong giao tiếp ở phạm vi gia đình, làng, xã, vùng miền và nó góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Song mặt khác cần phải tuân thủ hệ thống ngử âm chuẩn để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trên phạm vi toàn lãnh thổ.
3.1.1.2. Hệ thống ngữ âm các phương ngữ tiếng Việt
Trong số các phương ngữ, người ta thường nói đến 3 phương ngữ lớn: tiếng miền Bắc, tiếng miền Nam và tiếng miền Trung. Sự khác nhau về hệ thống ngữ âm giữa các vùng miền được biểu hiện ở cả phụ âm đầu, phụ âm cuối, âm chính và thanh điệu.
Về phụ âm đầu, phương ngữ Bắc chỉ có 18 âm vị, không có phụ âm đầu lưỡi – quặt [ʈ, ʐ, ʂ]. Những âm tiết mở đầu bằng các phụ âm này đều được phát âm sang phụ âm đầu lưỡi-thẳng [z,s] và phụ âm mặt lưỡi [c] (trẻ trung đọc thành chẻ chung, không phân biệt trí tuệ với chí hướng…; không phân biệt hiệu
suất với xuất chúng; đắt rẻ dẻ, rách dách…Phương ngữ Nam không có phụ âm [v] nên những âm tiết mở đầu bằng phụ âm này được phát âm thành [z] (vội vàng dội dàng, vòng vèo dòng dèo…).
Về âm chính, phương ngữ Bắc không phân biệt ươu/iêu, ưu/iu. Phương ngữ
Nam không phân biệt iê/i, uô/u. Phương ngữ Nam trong một số trường hợp không phân biệt cách phát âm của [e] với [γ] (tết phát âm thành tớt, êm đềm
ơm đờm, nhện nhợn…), cũng không phân biệt [a] với [ă] trong một số trường hợp (tàu bay đọc thành tàu bai, lau nhau lao nhao, bay nhảy bai nhải…).
Về phụ âm cuối, phương ngữ Nam không có phụ âm [t – n], những âm tiết kết thúc bằng [t - n] được phát âm thành [k - ŋ]. Chẳng hạn nhàn nhạt thành
nhàng nhạc, thiết thiếc, lượn lượng, suôn suông…
Về thanh điệu, phương ngữ Bắc có đủ 6 thanh. Phương ngữ Trung nhìn chung chỉ có 5 thanh: ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng. Những âm tiết mang thanh ngã đều được đọc thành thanh hỏi (chẳng hạn bãi thành bải) hoặc đọc thành nặng hoặc sắc (chằng hạn bã thành bạ/ bá). Phương ngữ Nam cũng chỉ có 5
thanh: không có thanh “hỏi”, những tiếng mang thanh “hỏi” phát âm thành “ngã” (cửa cữa, lảng vảng lãng vãng; biển biễn…), phương ngữ Trung
lại phát âm “ngã” thành “hỏi” (chẳng hạn kẽ kẻ, bữa bửa, ngưỡng
ngưởng, giãi giải…)
3.1.1.3. Khắc phục lỗi chính tả do dị biệt ngữ âm học giữa các phương ngữ
Từ chỗ không phân biệt âm này với âm kia như đã nói ở trên mà người mỗi vùng miền sẵn sàng không phân biệt chữ viết thể hiện cho các âm đó. Do vậy cần có những bài tập khắc phục lỗi chính tả riêng cho mỗi vùng miền. Cụ thể:
Ở phương ngữ Bắc, HS thường mắc lỗi không phân biệt ch/ tr; s/x…Phương ngữ Nam không có phụ âm [v] nên HS thường lẫn lộn các âm /v/,
không phân biệt [e] với [ɤ] , cũng không phân biệt [a] với [ă] (tàu bay đọc thành tàu bai, lau nhau lao nhao, bay nhảy bai nhải…).
Về phụ âm cuối, phương ngữ Nam không có phụ âm [t – n], những âm tiết kết thúc bằng [t - n] được phát âm thành [k - ŋ]. Chẳng hạn nhàn nhạt thành
nhàng nhạc, thiết thiếc, lượn lượng, suôn suông…
Về thanh điệu, phương ngữ Bắc có đủ 6 thanh. Phương ngữ Trung nhìn chung chỉ có 5 thanh: ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng. Những âm tiết mang thanh ngã đều được đọc thành thanh hỏi (chẳng hạn bãi thành bải) hoặc đọc thành nặng hoặc sắc (chằng hạn bã thành bạ/ bá). Phương ngữ Nam cũng chỉ có 5
thanh: không có thanh “hỏi”, những tiếng mang thanh “hỏi” phát âm thành “ngã” (cửa cữa, lảng vảng lãng vãng; biển biễn…), phương ngữ Trung
lại phát âm “ngã” thành “hỏi” (chẳng hạn kẽ kẻ, bữa bửa, ngưỡng
ngưởng, giãi giải…)
Bài tập điền phụ âm đầu, vần, thanh vào từng từ riêng lẻ hoặc vào từ trong câu để rèn viết đúng Ví dụ:
Bài 1: Điền ch hay tr vào chỗ trống trong bài thơ sau:
(1) Hàng …uốilên xanh mướt Phi lao reo …ập …ùng
Vài ngôi nhà đỏ ngói In bóng xuống dòng sông (2) Một bác …ài chăm chỉ Buông câu …ong bóng …iều Bỗng nhiên một con cá
(3) Bắp ngô non răng sún Óng vàng một …òm râu
Ôi cánh buồm nhỏ bé Biết bay về nơi đâu?
Trần Đăng Khoa Bài 2: Điền vào chỗ trống r/d/gi
a. ….ậy sớm
….ó …ậy sớm tập chạy Chim …ậy sớm tập bay Bé ….ậy sớm cùng bố Tập …ơ chân …ang tay
Phạm Hổ
b. Đêm Côn Sơn
Tiếng chim vách núi xa …ần ...ì ….ầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm …ơi chiếc lá đa
Tiếng ….ơi ….ất mỏng như là ….ơi nghiêng Trần Đăng Khoa
Bài 2: Điền vào chỗ trống: s hay x?
(1) Thương nhau chia củ…ắn lùi Bát cơm xẻ nửa, chăn…ui đắp cùng.
(2) Điền g hay ghvào chỗ trống:
- bàn …ế - …i nhớ - con …à
- …ớm…iếc - …ồng…ánh - …ầy…uộc (3) Điền vào chỗ trốngvần ao hay au:
- tr…dồi; tr…đổi - cái th…; th…giảng - l… lách; l…động - c…trầu; c…thấp - Bài luyện viết, phân biệt các âm - vần dễ lẫn lộn.
Ví dụ:
Bài 1: Điền từ còn thiếu vào dưới mỗi bức tranh
quyển ………. túi ………...
chim ………. c ái ………..
Bài 2: Điền từ còn thiếu vào dưới mỗi bức tranh
………đình cặp ……….
con ……… hàng………..
Bài 3: Điền vào chỗ trống những từ cho sẵn: chạc hay trạc:
Một thanh niên … hai mươi tuổi, ăn nói chững …
sắn hay xắn:
a. Những chú thủy thủ … tay áo đồng phục trong khi làm việc. b. Bác nông dân đang đào những củ …
vừa hay dừa:
d. Cái áo may rất … với em bé
Bài 4: Chọn từ nào viết đúng chính tả trong ngoặc điền vào chỗ trống Nai con tròn xoe mắt nhìn … (hươu sao / hưu sao).
Giữa cành lá, lắc lỉu những …(quả lịu / quả lựu) chín đỏ. Bài 5:
Đặt câu với những chữ sau:
Xưa, xa, xinh, xe, xong, sao, sông, . Chẳng hạn: Bà kể bé nghe chuyện ngày xưa.
... ... ... ... ...
- Bài tập chữa lỗi chính tả. Ví dụ:
Từ in nghiêng dưới đây viết đúng hay sai. Nếu sai hãy chữa lại.
(1) Em bé có cái chán cao và rất sáng , nhìn rất thông minh.
...
(2)Bài văn tuần này, bạn Mai nhận điểm 5 vì viết không chôi chảy.
...
(3) Hồi còn đi học, Hải rất xay mê âm nhạc. Từ căn gát nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh, náo nhiệt, ồn ả của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rỉ
thịch bò khô. Tiếng còi ô tô sin đường gay gắt. Tiếng còi tào hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăng trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như im lặng để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái bang cong,
tiếng pi- a- nô ở một căn gát.
... ... ...
Như vậy, phương pháp ngữ âm với các dạng bài tập điền phụ âm đầu, vần, thanh vào từng từ riêng lẻ hoặc vào từ trong câu; luyện viết, phân biệt các âm - vần dễ lẫn lộn; chữa lỗi chính tả… có thể khắc phục lỗi chính tả do dị biệt ngữ âm học giữa các phương ngữ. Tuy nhiên, với những trường hợp chính tả bất qui tắc, hay gắn kết với nghĩa từ thì phương pháp này chưa thể giải quyết được.
3.1.2. Phương pháp thần kinh – ngôn ngữ học
- Trong trường hợp âm thanh của các từ phát ra giống nhau thì nguyên tắc “phát âm thế nào, viết thế ấy” của phương pháp ngữ âm không giải quyết được vấn đề lỗi chính tả ở HS. Tuy nhiên, dạy học theo phương pháp thần kinh – ngôn ngữ học có thể khắc phục hạn chế này. Chẳng hạn nó giải quyết những trường hợp chính tả bất qui tắc, hay gắn kết với nghĩa từ (quan hệ giữa chữ với nghĩa chứ không phải với âm. Hình ảnh chữ viết gợi nghĩa).
- Trong cuốn Heart of the Mind (1994) C. Andreas & S. Andreas, hai chuyên gia lập trình thần kinh ngữ học đã chứng minh rằng hoàn toàn sai lầm nếu dạy chính tả dựa vào sáng tạo hay kí ức thính giác [25]. Tưởng tượng có sáng tạo là một kĩ năng cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động, tuy nhiên kĩ năng này lại vô bổ đối với việc viết đúng chính tả. Theo hai chuyên gia, để viết đúng chính tả, chúng ta chỉ cần đến khả năng ghi nhớ các chữ cái. Như vậy, phần não bộ dành cho việc ghi nhớ hình ảnh của những từ ngữ đóng vai trò quan trọng
trong việc rèn viết đúng chính tả. Nói cách khác là học chính tả bằng cách “Nhớ mặt chữ”. “Nhớ mặt chữ” có thể coi là giải pháp đã rất cũ, nhưng hiện nay đang được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ. Trong khi đó, giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa dành nhiều sự quan tâm cho phương pháp này.
Ví dụ:
(1)Gạch chân từ viết đúng chính tả:
Nước nấu ở nhiệt độ cao, có hơi bốc lên…là xôi hay sôi
Khi đọc, nói năng trôi chảy, suôn sẻ, không bị vấp váp gọi là chơn chu hay
trơn tru
Nói năng đường hoàng, oai vệ gọi là chững trạc hay chững chạc
Vùi hay cắm cành hoặc gốc cây giống xuống đất cho mọc thành cây gọi là
trồng trọt hay chồng chọt
(2)Đánh d ấu x vào
+ Xanh đậm và tươi ánh lên là:
xanh biết xanh biếc + Nắm được rõ ràng và đầy đủ
hi ểu biết hi c ểu biế
+ Có mùi thơm dễ chịu và toả lan ra xa
ngác hng ngát hương:
+ (Chuyển động) mềm mại, uyển chuyển với vẻ yếu ớt
l ả lướt l c ả lướ
+ Quần áo dài quá mức, trông không gọn, không đẹp
+ Vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa tri thức mới.
suy nghĩ suy nghỉ
+ Tạm ngừng công việc hoặc một hoạt động nào đó.
nghĩ ngơi nghỉ ngơi
(3) Viết đúng 5 từ có dấu hỏi
... ... ... Viết đúng 5 từ có dấu ngã ... ... ... (4) Tìm các từ viết đúng chính tả
- Tìm 5 từ có 2 tiếng đều bắt đầu là chữ l (VD lơlửng, lập lòe, lạnh lẽo…)
... ...
- Tìm 5 từ có 2 tiếng đều bắt đầu là chữ n chỉ cảm giác (VD: não nùng, nặng
nề, nóng nực…)
... ...
- Tìm 5 từ có 2 tiếng đều bắt đầu là chữ d (VD: dai dẳng, dặt dìu, dễ dàng…)
...
- Tìm các từ có vần là im (Vd: con tim, phim, lim dim, tìm kiếm…)
...
- Tìm các từ có thanh điệu là hỏi (VD: sửa xe, chả cá, một nửa, cánh cử, nghỉ ngơi…)
... ...
- Tìm các từ có thanh điệu là ngã (VD: hộp sữa, suy nghĩ, bữa cơm, …) ... ...
- Tìm các từ có chữ cuối là c (VD: căn gác, man mác, lọ mực…)
... ...
- Tìm các từ có chữ cuối là t (VD: bát ngát, gió mát, bài hát…)
... ...
(5) Kể tên các loại thịt mà em đã được ăn.
... ... ...
Đặt câu với những món ăn mà em yêu thích . Chẳng hạn: Em thích ăn kem.
3.1.3. Học viết đúng chính tả bằng hiểu nghĩa từ.
3.1.3.1.Những trường hợp chính tả cần thiết dùng phương thức ngữ nghĩa
“Trong mọi trường hợp, cái khâu chính cần phải nắm là: Dạy chính tả không phải là dạy âm mà là dạy hiểu nghĩa và quan hệ về ngôn ngữ” [11]. Hiểu được nghĩa từ (trong câu, đoạn, văn bản) là một trong những cơ sở giúp người viết viết đúng chính tả.
Trường hợp chính tả cần thiết phải dựa vào ngữ nghĩa là những trường hợp do phát âm lệch chuẩn chữ viết nhưng vẫn được cộng đồng chấp nhận. Việc phát âm những từ ngữ này theo “chính âm” thường chỉ thực hiện trong các tiết chính tả và tập đọc trên lớp.
−Đối với phương ngữ Nam (tiếng miền Nam), theo chúng tôi, đó là những trường hợp sau:
+ Các chữ ghi phụ âm cuối dễ lẫn lộn: n/ng như trong lan man với lang thang; t/c như trong mát với mác; t/ch như trong ít với ích.