8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
3.3.4. Kết quả thực nghiệm đối với bé Phương Vy
3.3.4.1. Mô tả đặc điểm của bé và gia đình
Bé Phương Vy là bé gái được 32 tháng tuổi, chưa đi học, còn ở nhà với mẹ để mẹ chăm sóc vì mẹ hiện tại không đi làm. Bé sống chung với ba mẹ, ở nhà trọ bên quận 6 có ba làm kỹ thuật bưu điện, mẹ là giáo viên nhưng hiện không đi dạy. Điều kiện kinh tế gia đình trung bình.
Về cách thức giáo dục, nuôi dưỡng trẻ của cha mẹ, bé là con đầu nên việc chăm sóc bé được cha mẹ thực hiện theo sự hướng dẫn của ông bà và hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, cũng không quá cưng chiều và bảo bọc bé, khi bé không nghe lời thì cũng la và trách phạt trẻ, và khi trẻ đòi hỏi không đúng thì cũng không chiều ý trẻ. Mẹ không đi làm nên cũng có nhiều thời gian chăm sóc và gắn bó với bé nên mẹ là người có sự tác động giáo dục chủ yếu lên bé. Bé Vy chỉ mới tập ăn cơm cách đây 3 - 4 tháng, trước đó chỉ ăn cháo và các loại khác như bún, hủ tíu, nui… Có thời gian ba mẹ cho bé uống sữa dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng nhưng khi thấy trẻ có tăng cân và bắt đầu chịu ăn cơm thì ngưng.
Hiện nay, bé ăn chủ yếu hai bữa chính, trong đó chỉ một bữa cơm còn bữa khác phải đổi thức ăn khác chứ bé không chịu ăn lại thức ăn đã ăn, còn chủ yếu uống sữa bốn bữa. Khi cho bé ăn phải đi chơi ngoài đường, phải để cho bé đùa giỡn thì bé mới ăn, chứ ít khi chịu ngồi một chỗ ăn. Bé thích ăn vặt và gia đình cũng để bé ăn vì nghĩ bé ăn được cái gì tốt cái đó.
3.3.4.2. Quy trình và kết quả thực nghiệm
a. Quy trình thực nghiệm
Sau khi tiếp xúc với phụ huynh, nhóm nghiên cứu và phụ huynh đã thống nhất quy trình thực nghiệm đối với bé Phương Vy như sau:
- Trước bữa ăn:
để bé có cảm giác đói khi đến bữa ăn. Lúc chuẩn bị ăn bé mở tủ lạnh và lấy sô-cô-la đòi ăn nhưng mẹ bé đã động viên bé là đợi chút khi ăn xong đã rồi mới ăn sô-cô-la, nói bé đặt viên sô-cô-la lên đầu miệng chai nước và khen trẻ giỏi, hứa với bé sau khi bé ăn mẹ sẽ mở kẹo cho bé ăn, trẻ đã đồng ý với điều này
+ Tạo tâm lý thoải mái cho bé trước khi ăn bằng cách nói chuyện, giỡn với bé. + Chuẩn bị chỗ ăn gọn gàng, tránh bày đồ chơi và không bật tivi để hạn chế các yếu tố gây nhiễu cho bé.
- Khi cho ăn
+ Ăn trước rồi tỏ vẻ khen ngon để khuyến khích trẻ ăn.
+ Động viên khích lệ trẻ ăn và nói với trẻ nếu ăn giỏi sẽ được thưởng quà. + Mẹ cùng ăn với trẻ và nhai, nuốt làm mẫu cho bé thấy.
+ Mẹ và bé cùng chơi bán đồ ăn, bé bán cho mẹ một miếng, mẹ bán lại cho bé một miếng.
+ Tạo không khí vui vẻ, chơi với trẻ trong khi ăn. + Mẹ tỏ thái độ hài lòng khi trẻ ăn giỏi
+ Treo phần thưởng để khuyến khích trẻ ăn cho hết phần thức ăn đã chuẩn bị.
b. Kết quả thực nghiệm
Khi quan sát bữa ăn của bé lúc thực nghiệm thì nhận thấy có sự chuyển biến tích cực các biểu hiện của bé, các biện pháp được áp dụng đều tỏ ra hiệu quả với bé, và biện pháp được thực hiện lâu nhất chính là biện pháp thưởng đồ chơi khi trẻ ăn giỏi đã giúp trẻ ăn hết gần nửa chén nui còn lại. Các biện pháp khác được áp dụng phối hợp để giúp trẻ chịu ăn và ăn nhanh hơn. Kết quả bé Vy đã ăn được gần một chén to nui mẹ đã chuẩn bị, không còn ngậm lâu nữa, chỉ có một đến hai lần gần cuối bữa ăn bé có ngậm 1 đến 2 phút, không còn bỏ ăn khi gặp kích thích nhiễu vì mặc dù có đồ chơi nhưng bé vẫn ăn chứ không bỏ ăn luôn. Thời gian ăn của bé giảm xuống còn 20 phút. Bé tỏ ra rất vui vẻ trong khi ăn và không có biểu hiện cảm xúc tiêu cực nữa. Bé đã chịu ngồi ăn một chỗ chứ không cón chạy trốn hoặc phải dẫn đi lòng vòng mới chịu ăn nữa. Bé vẫn còn 1 lần kêu no để tránh ăn khi ăn khoảng 10 phút nhưng khi mẹ dùng phần thưởng khuyến khích trẻ vẫn ăn được. Đã khen thức ăn ngon, chỉ còn một đến hai lần hơi né khi mẹ đút mà muốn tự mình đút, không nằm vạ thu người không giao tiếp,
không có biểu hiện tránh né hoạt động ăn bằng cách lấy lý do đang tham gia hoạt động khác (lấy lý do đang chơi, đòi coi tivi xong...). Không ngậm chặt miệng, không phun thức ăn, không cáu bẳn với người cho ăn mà tích cực tham gia các trò chơi cùng mẹ một cách vui vẻ, không có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn ói, trẻ nhai và nuốt thức ăn dễ dàng, không có biểu hiện sặc ho.
Sau khi tiến hành thực nghiệm, để phu huynh đánh giá lại các biểu hiện biếng ăn thông qua phiếu khảo sát thì có sự chuyển biến về điểm trung bình của 6 dạng biếng ăn như sau:
Bảng 3.13. Điểm trung bình mức độ biếng ăn của bé Phương Vy trước và sau thực nghiệm
Tt Loại biếng ăn ĐTB trước TNg ĐTB sau TNg
1 Ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết 1 0,67
2 Ăn quá lâu 1,67 0,67
3 Bộc lộ cảm xúc tiêu cực 1 0
4 Hành vi tránh né 1,33 0,33
5 Hành vi chống đối 0,67 0,17
6 Phản ứng sinh lý 1,17 0,33
Điểm trung bình chung 1,14 0,36
Dựa vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy điểm trung bình của từng loại biếng ăn và điểm trung bình tổng thể sau khi thực nghiệm đều được giảm xuống khá nhiều so với trước khi thực nghiệm, điều đó chứng tỏ tình trạng biếng ăn của trẻ được cải thiện đáng kể, với các biểu hiện cụ thể được thay đổi như sau (dựa trên phiếu đánh giá sau thực nghiệm do bố mẹ thực hiện).
Nhìn chung các biểu hiện biếng ăn đều có xu hướng giảm đi, có biểu hiện đã thay đổi hẳn, có biểu hiện vẫn còn nhưng mức độ có giảm đi cơ bản, điều đó cho thấy nếu biết cách áp dụng những biện pháp tâm lý nhất định sẽ dần dần cải thiện được thói quen ăn uống và tình trạng biếng ăn của trẻ, và với bé Vy nếu mẹ thường xuyên có sự
tương tác và biết cách tạo ra các trò chơi, các phần để bé cùng tham gia, có các thưởng phù hợp với sở thích của bé, không khí bữa ăn vui vẻ thì sẽ giúp bé ăn giỏi hơn.
Các trường hợp thực nghiệm khác cũng cho những kết quả tương tự. Nói cách khác, ở từng trường hợp thì sự thay đổi về hành vi ăn uống của trẻ khá tích cực sau khi tác động thực nghiệm. Tình trạng biếng ăn của trẻ được đánh giá là có thay đổi theo nhận định của người thực nghiệm và cả phụ huynh của trẻ. Điều này cho thấy hiệu quả của thực nghiệm được xác lập trên cả bình diện định lượng và định tính. Giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu đề tài, xin rút ra các kết luận và kiến nghị sau:
1. KẾT LUẬN
1.1. Biếng ăn là hiện tượng trẻ không chịu ăn đủ lượng (số lượng và chất lượng) thức ăn cần thiết theo nhu cầu của lứa tuổi hoặc ăn với trạng thái không thoải mái về mặt tinh thần. Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn về ăn uống do ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý từ môi trường xung quanh trẻ hay từ người nuôi dưỡng trẻ. Có thể đề cập đến các loại biếng ăn tâm lý cơ bản của trẻ từ 1 đến 3 tuổi như sau: Loại 1: Ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết, Loại 2: Ăn quá lâu, Loại 3: Bộc lộ cảm xúc tiêu cực, Loại 4: Hành vi tránh né, Loại 5: Hành vi chống đối.
1.2. Có thể đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi như sau:
- Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ cho khoa học và phù hợp hơn
- Biện pháp 2: Điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn cho phù hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ.
- Biện pháp 3: Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi ăn.
- Biện pháp 4: Có những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn (khen ngợi, động viên trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn…)
Các biện pháp sẽ được chọn lọc và sắp xếp nhằm phù hợp với các loại biếng ăn tâm lý đã xác lập. Các biện pháp cụ thể ứng với từng loại biếng ăn sẽ được thiết kế nhằm đảm bảo có sự tác động đồng bộ nhưng mang tính thích ứng để hướng đến hiệu quả khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của từng trẻ hay từng loại biếng ăn tâm lý.
1.3. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi được thực hiện với mục đích: kiểm tra hiệu quả việc khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ thông qua các biện pháp đã đề xuất. Nhiệm vụ thực nghiệm là: tiến hành mô hình thực nghiệm trên nhóm khách thể được chọn lọc,
kiểm tra tính hiệu quả của mô hình thực nghiệm dựa trên kết quả đánh giá và công cụ đánh giá. Việc thực nghiệm chỉ bám sát vào mô hình phân loại biếng ăn tâm lý cơ bản ở trẻ và ứng dụng các biện pháp tác động tương ứng. Việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động sẽ tập trung vào công cụ đánh giá chủ yếu trong nghiên cứu mà không phải dựa trên sự mong mỏi của phụ huynh hay số lượng thức ăn trẻ ăn. Đặc biệt, không quá tập trung đến nhiệm vụ khi ăn của trẻ mà quan tâm đến các hành vi tâm lý khi ăn của trẻ đã được thay đổi hay chưa... Mô hình thực nghiệm được xác định dựa trên chuỗi nghiên cứu lựa chọn như sau:
1.4. Kết quả thực nghiệm khảo sát trên 30 khách thể bằng cách tiến hành quan sát và đánh giá tình trạng biếng ăn thông qua phiếu quan sát. Kết quả quan sát này sẽ là những cứ liệu quan trọng phục vụ cho việc phân tích, bình luận của đề tài. Song song đó, nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 10 trẻ em trong số 30 trẻ em của nhóm khách thể nghiên cứu thực nghiệm để áp dụng các biện pháp thực nghiệm.
Sau đó, tiến hành quan sát, phát phiếu khảo sát và ghi hình để có những dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá tính hiệu quả của một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
- Kết quả thực nghiệm xét trên bình diện chung cho thấy tình trạng biếng ăn của trẻ giảm đi một cách đáng kể. Nếu như trước khi thực nghiệm, điểm trung bình mức độ biếng ăn của trẻ là 1,23 - tương ứng với mức biếng ăn khá nặng thì sau thực nghiệm, điểm trung bình mức độ biếng ăn giảm xuống còn 0,47 - nằm trong mức biếng ăn nhẹ. Với độ tin cậy 95%, mức ý nghĩa quan sát phi tham số thu được là 0,005, chứng tỏ đã có sự khác biệt ý nghĩa về thống kê giữa điểm trung bình mức độ biếng ăn của trẻ trước và sau thực nghiệm. Điều này chứng tỏ, sự chuyển biến về mức độ biếng ăn của trẻ dưới tác động của các biện pháp thực nghiệm là thực chất và khách quan.
- Khi xem xét tình trạng biếng ăn của trẻ sau thời gian thực nghiệm theo từng loại biếng ăn cũng cho thấy những chuyển biến hết sức khả quan. Tất cả các loại biếng ăn của trẻ đều có xu hướng giảm đi đáng kể. Trong số sáu loại biếng ăn, loại ăn quá lâu giảm nhiều nhất (chênh lệch ĐTB là 1,3), giảm thứ nhì là ăn không đủ (chênh lệch ĐTB là 1,0), giảm thứ ba là hành vi né tránh (chênh lệch ĐTB là 0,71), giảm thứ tư là cảm xúc tiêu cực (chênh lệch ĐTB là 0,6), giảm thứ năm là phản ứng sinh lý (chênh lệch ĐTB là 0,52) và giảm ít nhất là hành vi chống đối (chênh lệch ĐTB là 0,41). Ba loại biếng ăn giảm nhiều nhất đó là thời gian ăn quá lâu, ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết và hành vi né tránh cũng là những loại biếng ăn thường gặp nhất ở trẻ. Kết quả kiểm nghiệm phi tham số, loại kiểm nghiệm Wilconxon cho thấy cả sáu loại biếng ăn có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê đó là: ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết (Sig = 0,005), ăn quá lâu (Sig = 0,005), bộc lộ cảm xúc tiêu cực (Sig = 0,017), hành vi tránh né (Sig = 0,008) và phản ứng sinh lý (Sig = 0,028) và hành vi chống đối (Sig = 0,007). Kết quả phân tích trên từng trẻ cũng cho thấy những nhận định tương tự. Tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ được cải thiện gần như ở từng trường hợp cụ thể sau khi thực nghiệm. Nhìn chung, kết quả thực nghiệm cho thấy, tình trạng biếng ăn của trẻ trong nhóm thực nghiệm đã giảm đi đáng kể. Nói cách khác, những biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ đã thực nghiệm có hiệu quả và giá trị.
2. KIẾN NGHỊ
Có thể rút ra những kiến nghị sau từ việc nghiên cứu đề tài:
2.1. Đối với các bậc phụ huynh
- Thứ nhất, có thể áp dụng mô hình thực nghiệm đã đề xuất một cách linh hoạt để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
- Thứ hai, cần điều chỉnh ngay thái độ và hành vi cho con ăn uống và tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích động viên khi cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi khi ăn uống để tránh hiện tượng trẻ bị biếng ăn tâm lý lặp lại.
2.2. Đối với các giáo viên Mầm non và trường Mầm non:
- Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để phát hiện sớm những biểu hiện biếng ăn tâm lý dựa trên thang đánh giá loại biếng ăn của trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
- Tiếp tục nghiên cứu các trò chơi kích thích nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ 1 đến 3 tuổi một cách đa dạng và phong phú hơn.
2.3. Đối với các tổ chức khác
- Có thể phổ biến những biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi theo mô hình thực nghiệm, thang đánh giá tình trạng biếng ăn của trẻ và các trò chơi kích thích nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ.
- Cần tiếp tục thực nghiệm trên một nhóm khách thể ở khu vực khác như Hà Nội hoặc một thành phố khác cũng như thực nghiệm tiếp tục trên nhóm trẻ từ 3 đến 6 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. A.N. Leonchiev, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, NXB Giáo dục, 1989.
2. Hozumi Araki, Lý thuyết về trình tự và các giai đoạn phát triển theo chiều ngược lại trong quá trình phát triển con người của Tanaka (Nguyễn Hồ Thụy Anh dịch), Trường THSP Mầm non TP Hồ Chí Minh, 2003.
3. Dr Rana Conway - Nguyễn Lê Xuân dịch, Giúp bé ăn ngoan, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2009.
4. Bộ y tế, Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm, NXB Y học, 2006.
5. Bộ y tế - Viện dinh dưỡng, Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB Y học, 2005.
6. Bộ y tế, hỏi đáp dinh dưỡng, NXB phụ nữ, 2001.
7. Lê Doãn Diên - Vũ Thị Thư, Dinh dưỡng người, NXB GD, 1996.
8. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ Điển Bách Khoa, 2008
9. Nguyễn Lân Đính, Chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi, NXB Y học, 2006.
10. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý