Kết quả thực nghiệm đối với bé Quang Nhật

Một phần của tài liệu thực nghiệm một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi (Trang 95 - 99)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.3.1. Kết quả thực nghiệm đối với bé Quang Nhật

3.3.1.1. Mô tả đặc điểm của bé và gia đình

Bé Quang Nhật là bé trai, được 30 tháng tuổi đã đi học lớp cơm thường tại trường mầm non Rạng Đông. Bé sống chung với ba mẹ, với ông bà ngoại, với gia đình bác (gồm bác trai, bác gái, một chị họ 5,5 tuổi và một anh họ 3 tuổi). Cha của bé là cán bộ Đoàn thanh niên và mẹ là giảng viên đại học. Điều kiện kinh tế gia đình của bé ở mức trên trung bình.

yêu thương. Những người lớn trong gia đình giáo dục bé dựa trên sự gần gũi, thân thiện, không quá nghiêm khắc và cũng không nuông chiều. Mỗi khi trẻ có biểu hiện tốt thì khen ngợi, khuyến khích trẻ và khi bé làm sai cũng có sự trách phạt nhưng luôn có sự giải thích rõ ràng cho bé hiểu vì sao trẻ bị phạt. Mẹ và bà ngoại là người gần gũi với bé nhất và tác động giáo dục đến bé nhiều nhất.

Về đặc điểm ăn uống, ban ngày bé đi học ở trường nên việc cho bé ăn uống vào ban ngày đều do các cô ở trường của bé phụ trách. Đến chiều tối đi học về bé mới ăn cùng với gia đình. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian nên gia đình vẫn chưa có sự quan tâm đầy đủ và sát sao đến việc ăn uống của trẻ. Thông thường, mẹ và bà ngoại là người thường cho bé ăn nhất. Gia đình rất ít khi cho bé ăn chung với cả nhà vì những lúc như vậy, bé thường nghịch thức ăn, ăn không được nhiều và gia đình cũng không có điều kiện ăn uống đúng giờ giấc nên không thể thường xuyên cho trẻ ăn chung. Thường khi trẻ đi học về, gia đình sẽ cho trẻ ăn thêm một bữa chính và cho uống thêm khoảng 2 - 3 bình sữa 180ml. Khi cho trẻ ăn, gia đình không nấu riêng đồ ăn cho trẻ mà gia đình ăn gì thì trẻ ăn đó. Thỉnh thoảng người lớn có mua đồ ăn ở ngoài như nui, bún, hủ tíu… cho trẻ ăn. Lúc cho trẻ ăn, thường phải để trẻ chơi, chạy lòng vòng hoặc dắt trẻ đi chơi và phải dụ cho trẻ ăn. Bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút vì nếu trẻ không muốn ăn nữa gia đình cũng không có nhiều thời gian để kiên trì ép trẻ ăn hết số thức ăn đã chuẩn bị. Gia đình cũng không ngăn cấm việc bé ăn vặt trước bữa ăn nên thường các bé đã ăn vài thứ linh tinh như ăn bánh, uống sữa tươi, nước ngọt… trước mỗi bữa ăn chính.

3.3.1.2. Quy trình và kết quả thực nghiệm

a. Quy trình thực nghiệm

Sau khi tiếp xúc, trao đổi với phụ huynh về quy trình và cách thức thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã cùng với phụ huynh xác định loại biếng ăn, mức độ biếng ăn của trẻ và tập huấn cho phụ huynh những biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ. Nhóm nghiên cứu và phụ huynh đã thống nhất quy trình và những biện pháp thực nghiệm cụ thể đối với bé Quang Nhật như sau:

+ Không cho trẻ ăn các loại thức ăn vặt và uống sữa. Ba mẹ để cho trẻ chơi với người anh họ cho thoải mái và có cảm giác đói bụng. Tắm cho trẻ để trẻ có cảm giác thoải mái trước bữa ăn.

+ Người lớn chơi đùa với trẻ để trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái trước bữa ăn. + Mẹ chuẩn bị các vật dụng để chơi trò chơi bán đồ hàng với trẻ trong bữa ăn. - Trong bữa ăn:

+ Chơi bán đồ ăn với trẻ: mẹ bán cho trẻ một muỗng cơm và trẻ bán lại cho mẹ một trái cà chua hay cái bánh (trong đồ chơi bán đồ hàng).

+ Chơi trò “Tập tầm vông” với trẻ để trẻ đoán đồ vật và thưởng cho trẻ một muỗng cơm khi trẻ đoán đúng. Sau đó, để cho trẻ là người chơi và mẹ đoán.

+ Lấy máy quay phim cho trẻ theo mong muốn của trẻ nhưng ra điều trẻ ăn thì mẹ sẽ mở máy quay và thực hiện lời hứa. Cứ mỗi hành động người mẹ thực hiện theo yêu cầu của trẻ thì đề nghị trẻ ăn một muỗng cơm.

+ Luôn động viên và tỏ ra vui vẻ chơi đùa với trẻ lúc ăn để trẻ không cảm thấy khó chịu và buồn chán khi ăn.

+ Thực hiện những yêu cầu của trẻ trong giới hạn cho phép, với điều kiện trẻ ăn thì mẹ mới làm như cho trẻ leo lên các hộp giấy khi trẻ thích…

Điều quan trọng là làm thế nào để trẻ có một tâm lý thoải mái trong bữa ăn, không coi bữa ăn là một sự ép buộc mà là một cơ hội vui chơi cùng với mẹ.

b. Kết quả thực nghiệm

Trước thực nghiệm, bé Nhật biếng ăn khá nặng với điểm trung bình mức độ biếng ăn là 0,75. Biểu hiện chủ yếu của trẻ là trẻ ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết và thời gian ăn quá lâu. Trong bữa ăn, trẻ thường chạy vòng quanh không chịu há miệng khi người lớn đút thức ăn cho trẻ. Bữa ăn của trẻ thường kéo dài tới 30 phút mà trẻ chưa ăn được một nửa chén cơm.

Bảng 3.11. Điểm trung bình mức độ biếng ăn của bé Quang Nhật trước và sau thực nghiệm

Tt Loại biếng ăn ĐTB trước TNg ĐTB sau TNg

2 Ăn quá lâu 1,33 0,67

3 Bộc lộ cảm xúc tiêu cực 0 0

4 Hành vi tránh né 1,0 0,67

5 Hành vi chống đối 0,33 0,33

6 Phản ứng sinh lý 0,17 0,17

Điểm trung bình chung 0,75 0,42

Trước thực nghiệm, điểm trung bình mức độ biếng ăn của bé Nhật là 0,75 - tương ứng với mức biếng ăn khá nặng thì sau thực nghiệm giảm xuống còn 0,42 - tương ứng với mức biếng ăn nhẹ. Trong sáu loại biếng ăn, bé Nhật có biểu hiện ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết ở mức độ nặng (ĐTB = 1,67) thì sau thực nghiệm, giảm xuống còn mức độ khá nặng (ĐTB = 0,67). Đối với hai loại biếng ăn còn lại là ăn quá lâu (ĐTB = 1,33) và hành vi tránh né (ĐTB = 1,0) nằm ở mức khá nặng thì sau thực nghiệm, đã giảm gần về mốc nhẹ với điểm trung bình còn 0,67.

Kết quả phỏng vấn mẹ của bé Nhật đã làm rõ thêm những kết quả thực nghiệm đối với bé Nhật. Chị cho biết “Hai vợ chồng tôi đều khá bận rộn nên không có quá nhiều thời gian dành cho bữa ăn tối của cháu. Lúc trước, tôi thường phải rất cố gắng mới có thể cho cháu ăn gần hết chén cơm mà tôi đã chuẩn bị. Cứ đến bữa ăn là tôi phải chạy lăng xăng với cháu khắp quanh nhà hoặc có khi phải đi vòng vòng cháu mới chịu ăn. Thường thì cháu chỉ ăn ngon miệng mấy miếng đầu rồi sau đó bắt đầu chán ăn. Khi đã không muốn ăn rồi thì phải dỗ ngon dỗ ngọt lắm cháu mới chịu ăn mà thường ăn rất lâu. Kể từ khi áp dụng các biện pháp thực nghiệm được hướng dẫn, tình trạng biếng ăn của cháu đã cải thiện được đáng kể. Có thể thấy rõ ràng là bây giờ cháu đã ăn được hết chén cơm mà tôi đã chuẩn bị với thời gian ăn chỉ bằng một nửa so với trước - khoảng 20 phút. Trong bữa ăn, cháu cũng bớt đi lăng xăng và chạy nhảy nhiều như trước nữa. Những trò chơi mà tôi sử dụng khi cho cháu ăn đã tỏ ra hiệu quả, giúp cho hai mẹ con đều cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhàng hơn khi ăn.” [phụ lục 5].

Như vậy, những biện pháp thực nghiệm áp dụng đối với bé Nhật đã phát huy tác dụng, góp phần làm giảm mức độ biếng ăn của bé từ mức khá nặng xuống còn mức độ

nhẹ. Thời gian ăn cũng rút ngắn hơn và tâm lý trẻ khi ăn đã thoải mái hơn.

Một phần của tài liệu thực nghiệm một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)