8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
3.3.3. Kết quả thực nghiệm đối với bé Kim Ngân
3.3.3.1. Mô tả đặc điểm của bé và gia đình
Bé Kim Ngân là bé gái, được 30 tháng, đã đi học mầm non, lớp cơm thường tại trường mầm non Hoa Thiên Lý, quận 6. Bé hiện sống chung với ba mẹ tại nhà trọ. Ba của bé là thợ sửa máy vi tính, mẹ là dược sĩ. Điều kiện kinh tế gia đình của bé ở mức trung bình.
Về cách thức giáo dục, nuôi dưỡng, do bé là con đầu nên được bố mẹ rất yêu thương và dành nhiều thời gian cho bé. Bé chủ yếu ở gần mẹ vì ba đi làm từ sáng đến chiều tối mới về. Mẹ là người thường xuyên chăm sóc bé vì gia đình không có người giúp việc. Cách dạy dỗ của cha mẹ bé không quá nghiêm khắc và cũng không nuông chiều trẻ, khi trẻ làm sai cũng có sự trách phạt. Vì là bé gái nên bé cũng hay nhõng nhẽo, mè nheo, ban đầu bố mẹ cũng dỗ dành, chiều chuộng nhưng nếu bé vẫn tiếp tục thì bố mẹ sẽ nghiêm khắc và lấy roi để trẻ sợ. Mỗi khi bé đi học về, mẹ thường cho bé uống một hộp sữa, và cứ khoảng 5 - 6 giờ chiều là cho bé ăn bữa tối. Bình thường khi cho bé ăn, bé ít khi nào chịu ngồi yên một chỗ mà thường thích đi qua nhà hàng xóm chơi hoặc ra ngoài đi vòng vòng thì mẹ mới dụ bé ăn được. Thông thường, bữa ăn của bé kéo dài gần một tiếng. Trong bữa ăn, bé ăn rất ít nhưng khi đưa bánh kẹo, thức ăn vặt thì bé vẫn ăn được nhiều.
3.3.3.2. Quy trình và kết quả thực nghiệm
a. Quy trình thực nghiệm
Sau khi tiếp xúc với phụ huynh, nhóm nghiên cứu và phụ huynh đã thống nhất quy trình thực nghiệm đối với bé Kim Ngân như sau:
- Trước bữa ăn:
+ Không cho bé ăn bất cứ thứ gì lặt vặt để trẻ có cảm giác đói và không bị ngang bụng khi đến bữa ăn.
+ Mẹ cho bé chơi sau khi đi học về và tắm rửa cho bé sạch sẽ. + Chuẩn bị dụng cụ chứa thức ăn cho bé nhiều màu sắc, dễ thương. + Đùa giỡn với bé tạo không khí thoải mái trước khi ăn.
- Trong bữa ăn:
+ Mẹ cho bé ăn lúc 18 giờ, trễ hơn so với bình thường một tiếng đồng hồ. + Không cho bé uống sữa hay ăn bất cứ thứ gì khác để đợi tới bữa cơm.
+ Mẹ cùng ăn với bé và làm mẫu khen thức ăn ngon, thi nhai nhanh với bé xem ai nhai nhanh hơn.
+ Chơi bán đồ ăn, mẹ bán cho bé muỗng cơm, bé bán cho mẹ muỗng cơm. + Chơi trò chơi con thỏ, mẹ gọi trẻ là thỏ và đút cho thỏ ăn.
+ Mẹ khen ngợi trẻ khi trẻ ăn giỏi.
+ Khi bé bắt đầu có biểu hiện không muốn ăn nữa, mẹ treo phần thưởng nếu trẻ ăn giỏi sẽ được mẹ cho đồ chơi và cho trẻ nhìn thấy đồ chơi, mẹ lấy ra cho trẻ một món với điều kiện trẻ ăn một muỗng và cứ như vậy trẻ vì thích được đồ chơi đã ăn hết phần thức ăn của mình.
b. Kết quả thực nghiệm
Kết quả khảo sát trước thực nghiệm cho thấy, bé Kim Ngân có mức độ biếng ăn khá nặng với điểm trung bình là 0,81. Trong số sáu loại biếng ăn, bé Ngân chủ yếu có biểu hiện của hai loại đó là thời gian ăn quá lâu và ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết với điểm trung bình lần lượt là 2,33 và 1,67. Các loại biếng ăn còn lại chỉ ở mức độ nhẹ và gần như không có.
Qua ghi nhận thực tế, thời gian ăn bữa tối của bé phải mất cả tiếng đồng hồ mà bé vẫn không ăn hết được một chén cơm. Chính vì bé ăn lâu như vậy nên bé không ăn được nhiều. Thông thường, bé chỉ thích ăn cơm với đồ ăn mà rất ngại ăn canh, rau, có dỗ bé lắm thì bé mới ăn được một hai muỗng canh rồi thôi. Khi bé lười ăn, sau khi đã dỗ bé bằng nhiều cách mà bé vẫn không ăn, có khi ba mẹ nóng quá đã la lớn tiếng thì bé lại khóc to và nhất quyết không chịu để cho người lớn đút thức ăn mà cứ dành lấy chén cơm rồi để đó.
Điểm trung bình mức độ biếng ăn của bé Kim Ngân trước thực nghiệm là 0,81 - tương ứng với mức biếng ăn khá nặng thì sau thực nghiệm giảm xuống còn 0,33 -
tương ứng với mức biếng ăn nhẹ. Đối với từng loại biếng ăn cũng có sự chuyển biến rõ nét. Sau thực nghiệm, những biểu hiện biếng ăn có hành vi chống đối hay phản ứng sinh lý, bộc lộ cảm xúc tiêu cực đã không còn và loại biếng ăn hành vi né tránh cũng gần như không xuất hiện.
Bảng 3.12. Điểm trung bình mức độ biếng ăn của bé Kim Ngân trước và sau thực nghiệm
Tt Loại biếng ăn ĐTB trước TNg ĐTB sau TNg
1 Ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết 1,67 1,0
2 Ăn quá lâu 2,33 0,67
3 Bộc lộ cảm xúc tiêu cực 0 0
4 Hành vi tránh né 0,5 0,33
5 Hành vi chống đối 0,17 0
6 Phản ứng sinh lý 0,17 0
Điểm trung bình chung 0,81 0,33
Khi phỏng vấn phụ huynh - mẹ của bé Ngân chia sẻ rằng “Cả nhà mới có một mình bé Ngân nên gia đình ai cũng quan tâm, chăm lo và chiều chuộng cháu. Cháu càng lớn lại càng biếng ăn hơn so với trước đây. Chiều đi làm về rồi còn phải “vật lộn” với cháu cả tiếng đồng hồ mới xong một bữa ăn là tôi đã đuối lắm rồi. Kể từ khi được hướng dẫn một số biện pháp và các trò chơi tâm lý, tôi đã áp dụng và thấy được sự tiến bộ rõ rệt của cháu trong chuyện ăn uống. Điểm nổi bật nhất là thời gian ăn của trẻ đã rút từ một tiếng xuống còn khoảng 20 phút là xong. Trong khi ăn, cháu cũng không đòi đi vòng vòng chơi nữa mà chịu ngồi yên hơn đến khi ăn xong mới thôi. Đến khi trẻ bắt đầu chán ăn, tôi đưa ra một hộp đồ chơi nhưng yêu cầu trẻ phải ăn cơm mới được lấy đồ chơi thì trẻ đã nhanh chóng há miệng và nhai nuốt. Nhờ vậy mà cháu ăn nhanh hơn, ăn nhiều hơn và đủ chất hơn. Tôi thấy rất mừng vì điều này.”
[phụ lục 5].
đối với trường hợp của bé Kim Ngân. Sau thực nghiệm, mức độ biếng ăn cũng như từng loại biếng ăn của bé Ngân đều giảm đi đáng kể.