8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.2.7. Các giai đoạn thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012 theo các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn 1: Trước thực nghiệm (Khảo sát trước thực nghiệm và chuẩn
bị tác động - từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012)
- Dựa trên công cụ đánh giá, khảo sát nhóm khách thể biếng ăn tâm lý để tìm ra nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự tương đồng. Các điều kiện của thực nghiệm được kiểm tra và xác lập cụ thể ở từng trường hợp được thực nghiệm chọn lọc. - Chia sẻ những kiến thức và những kỹ năng nền tảng phục vụ cho phụ huynh để đảm bảo quá trình thực nghiệm diễn ra thuận lợi.
- Trao đổi với các bậc cha mẹ tự nguyện thực nghiệm để thống nhất mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm và chuẩn bị tiến hành thực nghiệm. Tiến hành ký cam kết đồng ý thực nghiệm trong đề tài nghiên cứu.
b. Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (Thực nghiệm theo từng mô hình thực nghiệm - từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012)
- Tiến hành từng trường hợp cụ thể ứng với mô hình thực nghiệm đã xác lập. Dựa trên từng loại biếng ăn tâm lý để tác động một cách tuần tự với sự kết hợp giữa nhóm nghiên cứu và phụ huynh.
- Thường xuyên nhắc nhở các bậc cha mẹ kiên nhẫn thực hiện các biện pháp thực nghiệm mang tính chất thay đổi thói quen ăn uống của trẻ.
c. Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát sau thực nghiệm ( Đánh giá hiệu quả thực
nghiệm - từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2012)
Phân tích, đánh giá tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ ở nhóm thực nghiệm. So sánh mức độ biếng ăn tâm lý của trẻ sau khi thực nghiệm với trước khi thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm. Phân tích và so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng theo mô hình đa chiều để đánh giá hiệu quả khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.