8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.1.4. Biện pháp 4: Có những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn (khen
(khen ngợi, động viên trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn…)
a. Mục đích:
Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể khái quát thành một số nhóm chính như xuất phát từ bản thân đứa trẻ có xu hướng tự khẳng định mình, thể hiện sở thích với món ăn; xuất phát từ tâm lý thúc ép trẻ ăn thật nhiều của người lớn và xuất phát từ môi trường tâm lý xung quanh ảnh hưởng lên trẻ. Chính vì vậy, những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn (khen ngợi, động viên trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn…) sẽ giúp cho tâm lý trẻ trở nên thoải mái và hứng thú với giờ ăn.
b. Yêu cầu:
Cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi nhằm có những biện pháp kích thích tâm lý phù hợp như khen ngợi, động viên, cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn… Tuy nhiên khen ngợi và động viên phải hợp lý, không nên hứa hẹn với trẻ. Nếu dùng những lời hứa (mua đồ chơi, quà vặt…) để đối phó với tật biếng ăn của trẻ, thì trẻ sẽ hình thành cho mình thói quen vòi vĩnh.
c. Cách thực hiện:
Để có kích thích tâm lý phù hợp, người lớn cần kiên nhẫn thực hiện những biện pháp sau đây:
- Hỏi trẻ và xác nhận với trẻ tình trạng sức khoẻ trước bữa ăn nhằm tránh tình trạng trẻ giả bị đau ốm.
- Giáo dục cho trẻ tính trung thực ngay từ nhỏ để trẻ không nói dối nhằm tránh né ăn uống.
- Giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ ngay từ nhỏ để trẻ không có xu hướng hành vi chống đối khi ăn.
- Thể hiện thái độ nhẹ nhàng nhưng kiên quyết với những hành vi chống đối khi ăn của trẻ.
- Có thái độ không hài lòng một cách phù hợp trước những hành vi chống đối khi ăn của trẻ.
- Không la mắng, đánh, ép buộc trẻ ăn. Cho dù bạn có bực tức vì tính biếng ăn của trẻ thì cũng đừng dùng roi vọt hay những lời quát mắng đối với trẻ. Lâu ngày,
chúng có thể gây cho trẻ những tổn thương về mặt thể xác cũng như tinh thần. Trẻ sẽ hoảng sợ khi bữa ăn sắp đến gần.
- Có những hình thức động viên, khuyến khích trẻ ăn như: thi đua, phần thưởng sau khi ăn, thi nhai đẹp... Khi tổ chức cần chú ý đến tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ vì trẻ ăn nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào khả năng tiêu hoá cũng như sở thích của của trẻ đối với món ăn.
- Kể chuyện vui hoặc sử dụng những trò chơi vui nhộn để kích thích tâm lý trẻ khi ăn.
- Không nên vội vã khi cho trẻ ăn. Chỉ nên gợi ý cho trẻ ăn khi trẻ đã đói. Trẻ em thường từ chối thức ăn chẳng qua vì bản thân trẻ chưa đói. Hãy cho trẻ ăn vào những giờ cố định.
Trên cơ sở này, các biện pháp sẽ được chọn lọc và sắp xếp nhằm phù hợp với các loại biếng ăn tâm lý đã xác lập. Các biện pháp cụ thể ứng với từng loại biếng ăn sẽ được thiết kế nhằm đảm bảo có sự tác động đồng bộ nhưng mang tính thích ứng để hướng đến hiệu quả khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của từng trẻ hay từng loại biếng ăn tâm lý.
2.2. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi