8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
3.2.4. Kết quả thực nghiệm xét theo từng nhóm biện pháp tác động
Khi xem xét tính hiệu quả của các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn, đề tài dựa trên cơ sở là mức độ cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ và sự đánh giá của phụ huynh qua hình thức phỏng vấn sâu sau thực nghiệm. Như đã phân tích, khi đã bị biếng ăn, đứa trẻ thường có nhiều hơn một loại biếng ăn nên cần phải áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau để có thể tác động đồng bộ đến các biểu hiện biếng ăn của trẻ. Qua khảo sát và ghi nhận ý kiến của phụ huynh cho thấy:
Đối với nhóm biện pháp tác động đến biểu hiện ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết, các biện pháp được áp dụng nhiều nhất là đùa giỡn với trẻ trước khi ăn để tạo bầu không khí vui vẻ, treo phần thưởng khi trẻ ăn, người lớn làm mẫu và khuyến khích trẻ ăn, hạn chế các kích thích nhiễu, cắt các loại quà vặt và thay đổi cách bài trí cho bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Sau khi áp dụng, các biện pháp đó đều tỏ ra hiệu quả và được phụ huynh đánh giá tích cực. Mẹ của bé Trang cho biết “Tôi đã thử áp dụng biện pháp đùa giỡn với cháu để cháu vui vẻ hơn trước bữa ăn và biện pháp ăn mẫu rồi khen thức ăn ngon và cũng chú ý hơn đến việc bài trí thức ăn cho sinh động, màu sắc hơn để kích thích trẻ ăn. Trong các biện pháp đó, tôi thấy hiệu quả nhất là biện pháp đùa giỡn với trẻ trước khi ăn để tạo bầu không khí vui vẻ. Khi tôi chơi đùa với cháu, hai mẹ con đều rất vui vẻ và khi đó, tôi bắt đầu lấy thức ăn ra. Có thể do vẫn còn trong tâm trạng thoải mái nên cháu không cảm thấy e ngại khi phải ăn như trước đây. Bên cạnh đó, tôi chủ động ăn mẫu trước và khen thức ăn bữa nay ngon quá, ai ăn được nhiều là con ngoan. Cứ thế, bữa ăn diễn ra một cách tự nhiên như một cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con và kết cục là cháu đã ăn được gần hết phần thức ăn mà tôi chuẩn bị.” [phụ lục 5]. Trong khi đó, mẹ của bé Thuận thường xuyên áp dụng biện pháp hạn chế các kích thích nhiễu mà cụ thể là phim hoạt hình chia sẻ: “Con trai tôi rất thích xem phim hoạt hình. Đến bữa ăn, cháu đòi phải mở kênh hoạt hình thì mới chịu ăn mà khi mở ra thì cháu lại chăm chú vào chiếc tivi mà quên luôn việc ăn uống. Khi hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu, tôi đã cố gắng từng bước hạn chế thói quen xem hoạt hình của cháu dù việc này không đơn giản. Đến bây giờ, tôi nhất quyết không cho cháu xem hoạt hình trong lúc ăn nữa mà thay vào đó là kể các câu chuyện hoạt hình hay chơi các trò chơi mà hai mẹ con cùng đóng vai. Lúc đầu thì cháu cũng cứ nhắc mẹ mở tivi cho xem nhưng qua vài lần áp dụng thì cháu đã hào hứng chơi với mẹ và tỏ ra đáp ứng hơn. Cháu đã ăn được nhiều hơn và thời gian ăn cũng giảm đi đáng kể so với trước đây.”[phụ lục 5]. Riêng đối với bé Trọng, mẹ của bé cho biết biện pháp treo phần thưởng mà cụ thể là dùng thức ăn mồi nhử lại hữu hiệu đối với cháu. Chị nói “Cháu Trọng nhà tôi thích ăn đồ ăn ngọt và rất thích ăn kem.
Biết được điều này, mỗi khi cháu không chịu ăn là tôi dùng kem ra để dỗ cho cháu ăn. Tôi thống nhất với cháu là nếu ăn được ba muỗng cơm sẽ được ăn một miếng kem và nếu ăn hết chén cơm thì sẽ được thưởng một que kem. Khi làm như vậy, cháu đã cố gắng ăn nhanh và ăn nhiều cơm để có thể được ăn kem. Bữa ăn nhờ thế cũng nhanh hơn và dễ chịu hơn.” [phụ lục 5]. Những cứ liệu trên cho thấy rằng cũng là biểu hiện ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết nhưng tuỳ theo mỗi đứa trẻ mà áp dụng những biện pháp khắc phục khác nhau và cũng đem lại hiệu quả khác nhau. Rõ ràng, cùng một nguyên nhân và cùng tình trạng biếng ăn nhưng việc lựa chọn biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn phải phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của từng đứa trẻ. Để khẳng định được đâu là biện pháp hiệu quả để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ, có khi phụ huynh phải áp dụng biện pháp “thử và sai”.
Đối với nhóm biện pháp khắc phục tình trạng thời gian ăn quá lâu, một số biện pháp được sử dụng cũng giống như biện pháp khắc phục tình trạng ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết và có bổ sung biện pháp thi ăn nhanh và chế biến thức ăn dạng lỏng để trẻ dễ ăn hơn. Khi áp dụng trong thực tế, phụ huynh đánh giá cao đối với biện pháp cắt các loại quà vặt, hạn chế các kích thích nhiễu và treo phần thưởng cho trẻ. Mẹ của bé Thuận cho rằng “Do cả nhà đều bận rộn, tôi lại mới sinh em bé nên thời gian cho cháu ăn thường không nhiều. Ngoài bữa sáng và bữa trưa cháu ăn ở trường mầm non, khi về nhà cháu chỉ ăn bữa tối ở nhà nhưng cháu thường ăn ít. Đồ ăn trong tủ lạnh lúc nào cũng để sẵn nên khi nào cháu thích thì có thể tự do lấy ăn. Chính vì vậy, khi đến bữa chính thì cháu chỉ ăn thêm được một ít cơm rồi thôi và cũng không chịu uống sữa. Khi gia đình hạn chế cho cháu ăn vặt, kiểm soát kỹ hơn hành vi ăn vặt trước bữa ăn của cháu thì lúc đầu cháu tỏ ra rất khó chịu và khóc lóc, đòi cho bằng được. Khi đã quen hơn rồi thì cháu không đòi nữa và đến bữa ăn chính thì đã ăn được nhiều hơn.”
[phụ lục 5]. Hay như trường hợp của bé Duyên thì lại tỏ ra đáp ứng tốt với biện pháp chế biến thức ăn dạng lỏng. Mẹ của bé tâm sự “Do cháu không chịu ăn cơm nên tôi phải xay thức ăn dạng sệt nhưng cháu vẫn lười ăn. Lúc trước cũng có người khuyên tôi nên xay thực ăn loãng hơn nhưng tôi nghĩ như vậy sẽ không đảm bảo đủ dưỡng chất nên thường xay đặc. Tuy nhiên, khi tôi điều chỉnh cách xay thức ăn loãng hơn thì đúng là cháu ăn được nhiều hơn so với trước. Giờ tôi hay cho thêm nước canh vào
mỗi khi xay thức ăn cho cháu.” [phụ lục 5]. Cũng giống như tình trạng ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết, biện pháp treo phần thưởng cũng có tác dụng giúp cho trẻ ăn nhanh hơn. Khi các bậc cha mẹ hiểu được sở thích của trẻ, biết trẻ thích gì thì sẽ dùng những thứ đó làm phần thưởng để khuyến khích cho trẻ ăn nhằm đạt được phần thưởng đó. Tuy nhiên, nếu như quá lạm dụng biện pháp này thì cũng có thể dẫn đến những tác dụng ngược, khiến cho trẻ bị lệ thuộc vào phần thưởng và cố gắng ăn là vì phần thưởng chứ không phải vì sự hấp dẫn của chính bữa ăn. Làm thế nào phần thưởng chỉ có tác dụng khuyến khích và cộng hưởng chứ không phải là mục đích ăn uống của trẻ không phải là việc đơn giản và không phải phụ huynh nào cũng có thể làm được. Điều đó cho thấy rằng, rõ ràng biện pháp khuyến khích chỉ nên dừng lại ở mức độ hỗ trợ, mà quan trọng vẫn là sự hấp dẫn của các loại thức ăn và cảm giác thèm ăn, hứng thú với thức ăn của chính đứa trẻ.
Đối với loại biếng ăn có hành vi né tránh, việc tập cho trẻ ăn vào những giờ cố định và cho trẻ cùng tham gia với người lớn trong việc lựa chọn cũng như sơ chế thức ăn tỏ ra có hiệu quả hơn cả. Bên cạnh đó, những biện pháp khuyến khích khác như treo thưởng và sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn có màu sắc sinh động, có hình thù ngộ nghĩnh cũng có tác dụng giúp cho trẻ tập trung hơn vào việc ăn uống và ăn được nhiều hơn. Nói về vấn đề này, mẹ của bé Niên cho biết “Lúc trước, con tôi lười ăn tới mức mỗi khi thấy mẹ chuẩn bị thức ăn là y như rằng cháu chạy đi chỗ khác như đòi sang nhà hàng xóm hoặc lên lầu để khỏi phải ăn. Khi dụ cháu ăn được vài muỗng, đến khi không muốn ăn nữa là cháu quay đi, đòi lấy đồ chơi ra chơi và nhất quyết không chịu ăn. Đến khi tôi mua các loại chén đĩa đựng thức ăn dành riêng cho con nít và quan tâm bài trí thức ăn cho đẹp hơn thì cháu đã chú ý hơn vào việc ăn uống. Song song đó, tôi cho cháu tham gia chọn thức ăn trước khi chế biến thì cháu tỏ ra khá hào hứng và đã chịu ăn hơn đối với những món do mình đề xuất lựa chọn”[phụ lục 5]. Thực tế cho thấy rằng, đứa trẻ thường có những hành vi né tránh hay phân tán khi các loại thức ăn không đủ sức hấp dẫn đối với trẻ và không khí bữa ăn không tạo cho trẻ sự thoải mái. Do vậy, làm thế nào để đứa trẻ cảm thấy bữa ăn là “thành quả”, là “sản phẩm” của chính mình thì đứa trẻ sẽ hào hứng và không trốn tránh khi đến bữa ăn.
pháp khác nhau mà chủ yếu là biện pháp kể chuyện về các loại thực phẩm, chơi bán đồ hàng, cho trẻ ăn chung với gia đình và tỏ ra hài lòng về những tiến bộ của trẻ đã được phụ huynh ghi nhận là có hiệu quả khá rõ rệt. Khi thực hiện những biện pháp này sẽ giúp cho đứa trẻ cảm thấy việc ăn uống trở nên nhẹ nhàng hơn, giống như việc nghe kể chuyện hay tham gia các trò chơi cùng người thân trong gia đình. Khi đó, trẻ sẽ không bị áp lực hay có cảm giác bị ép phải ăn và trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Khi phỏng vấn phụ huynh thì hầu hết đều xác nhận điều này như trường hợp của mẹ bé Trang đã nói “Trước đây, khi cho cháu ăn tôi cũng bắt cháu phải nhai và nuốt, nếu cháu không làm tôi sẽ phạt cháu đứng một chỗ hoặc dọa nạt để ép cháu ăn thì cháu thường vẫn không chịu ăn, tỏ vẻ khó chịu khi bị ép ăn nhưng khi áp dụng biện pháp trò chuyện và chơi đồ hàng với cháu, động viên khích lệ và tỏ ra hài lòng trước sự tiến bộ của cháu thì cháu không còn sợ như trước nữa. Cháu đã chủ động ăn và vui vẻ hơn trong bữa ăn” [phụ lục 5].
Riêng đối với loại biếng ăn có hành vi chống đối và phản ứng sinh lý ít gặp hơn ở trẻ. Với hai loại biếng ăn này, ngoài một số biện pháp chung áp dụng với bốn loại biếng ăn ở trên thì có một số biện pháp chuyên biệt như biện pháp kiểm tra sức khoẻ của trẻ, thay đổi người cho ăn. Trong quá trình thực nghiệm, có một số trẻ thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng của loại biếng ăn đi liền với phản ứng sinh lý như hay bị ói khi ăn thì sau khi áp dụng những biện pháp như đùa giỡn với trẻ trước khi ăn, kể chuyện khi ăn… đã có thể khắc phục được tình trạng này một cách đáng kể. Riêng loại biếng ăn có hành vi chống đối thường rất ít gặp trong nhóm trẻ thực nghiệm loại trừ trong một vài trường hợp đặc biệt, khi bị ép ăn quá mức đứa trẻ phản ứng bằng cách gạt đổ thức ăn để khỏi phải ăn. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp thuộc nhóm biện pháp khắc phục loại biếng ăn có cảm xúc tiêu cực thì đã kéo giảm được tình trạng này.
Qua kết quả thực nghiệm chung, có thể kết luận rằng:
- Khi xét trên bình diện chung, sau thực nghiệm, mức độ biếng ăn của trẻ giảm xuống còn ở mức nhẹ với điểm trung bình là 0,47 so với trước thực nghiệm là mức độ khá nặng với điểm trung bình là 1,23. Sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê (sig = 0,005) qua kiểm nghiệm phi tham số Wilconxon.
đi một bậc so với trước thực nghiệm. Trong đó, ba loại biếng ăn giảm nhiều nhất đó là thời gian ăn quá lâu, ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết và hành vi né tránh. Các loại biếng ăn còn lại cũng có sự suy giảm đáng kể. Kết quả kiểm nghiệm phi tham số Wilconxon cho thấy sự khác biệt này là có có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Xét trên từng trường hợp trẻ thực nghiệm, cả mười đứa trẻ đều có những đáp ứng đối với các biện pháp thực nghiệm. Nếu như trước thực nghiệm, một bé có mức độ biếng ăn nặng và bảy bé có mức độ biếng ăn khá nặng thì sau thực nghiệm đã giảm xuống một mức độ - mức độ nặng và mức độ nhẹ. Đối với hai bé còn lại, dù không giảm đi về mức độ nhưng đã có sự giảm đi đáng kể về điểm số - điểm trung bình mức độ biếng ăn nghiêng về hai “thái cực” trong cùng mức độ.
- Xét theo góc độ nhóm biện pháp, có một số biện pháp tỏ ra hiệu quả, được phụ huynh đánh giá là có tác động tích cực đến tình trạng biếng ăn của trẻ như biện pháp chơi đùa với trẻ trước khi ăn để tạo không khí vui vẻ, cắt bớt các loại thức ăn vặt, treo thưởng để kích thích trẻ. Những biện pháp này được sử dụng cho hầu hết các loại biếng ăn và đều chứng tỏ được tính hiệu quả. Bên cạnh đó, có một số biện pháp chuyên biệt đối với từng loại biếng ăn cũng đã góp phần cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ.
Như vậy, kết quả thực nghiệm cho thấy, tình trạng biếng ăn của trẻ trong nhóm thực nghiệm đã giảm đi đáng kể. Từ đó có thể khẳng định rằng, những biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ mà đề tài đề xuất là có hiệu quả và có giá trị.