Khách thể quan sát

Một phần của tài liệu thực nghiệm một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi (Trang 70 - 74)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.1.1. Khách thể quan sát

Bảng 3.1. Mô tả chung về khách thể quan sát

Stt Hoàn cảnh gia đình Tỷ lệ % Nghề nghiệp cha mẹ Tỷ lệ %

1 Khá giả 13,3 Lao động trí óc 20

2 Trên trung bình 23,3 Tiểu thương 10

3 Trung bình 53,3 Lao động phổ thông 40

4 Khó khăn 10 Nghề khác 30

Trong số 30 trẻ được quan sát, có 14 bé trai (chiếm 46,7%) và 16 bé gái (53,3%), số tháng trung bình là 26,47 tháng tuổi. Về hoàn cảnh kinh tế gia đình, có 13,3% trẻ được sống trong gia đình có điều kiện khá giả, 23,3% có gia đình trên trung bình, 53,3% gia đình trung bình và 10% trẻ có gia đình khó khăn. Nghề nghiệp của cha mẹ các bé, có 20% cha mẹ làm lao động trí óc, 10% là tiểu thương, 40% là lao động phổ

thông và 30% còn lại làm các nghề khác.

Trong nhóm trẻ được quan sát, có 70% số trẻ thường xuyên được mẹ cho ăn; 16,7% được ông, bà cho ăn; 3,3% được anh, chị cho ăn; 6,7% được người giúp việc cho ăn và 3,3% được những người khác cho ăn. Người chịu trách nhiệm chế biến thức ăn trong gia đình chủ yếu là các bà mẹ (66,7%), sau đó là đến ông bà (16,7%), rồi đến cha của bé (10%) và sau cùng là người giúp việc chế biến (6,7%). Cách cho trẻ ăn mà các bậc cha mẹ áp dụng chủ yếu là từ kinh nghiệm bản thân (56,7%), sau đó là dựa theo hướng dẫn của các bác sỹ dinh dưỡng (20%), kế đến là dựa theo những lời chỉ dẫn của những người đi trước truyền lại (13,3%) và sau cùng là dựa trên những kiến thức thu được từ sách báo (10%). Một ngày, một đứa trẻ ăn trung bình là bốn bữa với hai bữa chính và hai bữa phụ. Về nơi ăn, chủ yếu người lớn cho trẻ ăn ở những vị trí cố định (53,3%), bộ phận gia đình còn lại không cho trẻ ăn ở các vị trí cố định (46,7%) mà có sự thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh.

Về cách thức cho trẻ ăn của người lớn, trong những biện pháp tích cực, những biện pháp thay đổi nguyên liệu nấu ăn, thay đổi khẩu vị thức ăn được phụ huynh áp dụng nhiều nhất (83,3%). Trong khi đó, có những biện pháp nếu người lớn biết cách áp dụng sẽ đem lại những giá trị hết sức tích cực như bài trí thức ăn sao cho hấp dẫn nhưng lại được người lớn áp dụng ít nhất (36,7%). Đối với những biện pháp thể hiện sự tiêu cực, có tới 63,3% phụ huynh phạt hoặc la mắng trẻ mỗi khi trẻ không chịu ăn; 53,3% người lớn ép trẻ ăn bằng cách này hay cách khác và 50% phụ huynh cho trẻ ăn quà vặt trước, trong hoặc sau khi ăn.

Qua quan sát, đề tài nghiên cứu cũng ghi nhận được những kết quả tương tự. Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc thay đổi thực phẩm, khẩu vị cũng như phương pháp chế biến thức ăn cho trẻ. Do vậy, các loại thức ăn của trẻ được thay đổi khá thường xuyên giữa các bữa ăn. Có đứa trẻ, buổi sáng được cho ăn cháo, đến trưa thì cho ăn cơm trộn với nước canh cùng với thịt gà xé nhỏ, còn buổi tối thì được ăn cơm với chà bông thịt heo và rau xào. Thức ăn của trẻ được thay đổi giữa các bữa với nhau, nhất là món ăn mặn và các loại canh, rau. Tuy nhiên, người lớn chủ yếu tập trung vào việc thay đổi các loại thức ăn nhưng còn chưa chú ý nhiều đến việc bày trí thức ăn sao cho bắt mắt, kích thích sự thèm muốn của đứa trẻ. Hầu hết các gia đình đều sử dụng

những loại chén, đĩa đựng thức ăn giống như của người lớn, thường múc vào tô cho trẻ ăn mà ít khi dùng những loại dụng cụ chứa thức ăn dành riêng cho trẻ em với những hình thù ngộ nghĩnh và cũng ít khi bày biện thức ăn cho đẹp mắt.

Bảng 3.2. Cách cho trẻ ăn của người lớn

Stt Cách cho trẻ ăn Tần số Tỷ lệ %

1 Thay đổi nguyên liệu nấu ăn cho bé 25 83,3

2 Thay đổi phương pháp chế biến thức ăn cho bé 21 70

3 Thay đổi khẩu vị thức ăn cho bé 25 83,3

4 Bài trí thức ăn sao cho hấp dẫn 11 36,7

5 Tập cho trẻ ăn đúng giờ 17 56,7

6 Đùa vui với bé trong lúc dỗ bé ăn 18 60

7 Mở tivi cho bé xem trong lúc ăn 19 63,3

8 Cho bé ăn quà vặt trước, trong hoặc sau khi ăn 15 50 9 Phạt hoặc la mắng trẻ mỗi khi trẻ không chịu ăn 19 63,3 10 Ép trẻ ăn bằng cách này hay cách khác 16 53,3

Đối với những biện pháp cho ăn mang tính tiêu cực, khi đứa trẻ có biểu hiện lười ăn, đa phần phụ huynh đều thể hiện sự không hài lòng và tỏ ra không kiên nhẫn, thậm chí là la mắng và trách phạt đứa trẻ. Như trường hợp của bé T.N, bé có biểu hiện ăn rất lâu và không muốn ăn. Lúc đầu, mẹ của bé còn dỗ dành và kiên nhẫn chờ bé ngậm thức ăn xong để đút cho bé. Tuy nhiên, sau 30 phút mà bé vẫn chưa ăn hết nửa chén cơm và lúc này, mẹ bắt đầu lên giọng, lớn tiếng với bé. Thêm 10 phút tiếp theo, bé càng ngày càng ngậm thức ăn lâu hơn mà không chịu nuốt. Người mẹ dường như đã hết kiên nhẫn và quát tháo trẻ. Những câu nói như “Có ăn nhanh lên không? Không ăn là ăn đòn bây giờ” thường xuyên được mẹ của bé sử dụng. Khi mẹ la mắng như vậy, đứa trẻ không những không ăn nhanh hơn mà còn không chịu há miệng để mẹ đút thức ăn. Lúc đó, mẹ của bé đã không cho bé ăn nữa và tiếp tục la bé trong khi bé sụt sùi khóc. Có lẽ, những sự việc và cách ứng xử như vậy sẽ không hiếm gặp trong các gia đình có trẻ biếng ăn. Thậm chí, đối với một số cha mẹ, việc cho con ăn giống như một

“cực hình” trong cuộc sống hàng ngày.

Về mức độ biếng ăn của nhóm trẻ được quan sát, loại biếng ăn thường gặp nhất của trẻ là thời gian ăn quá lâu (ĐTB = 1,97), thứ hai là ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết (ĐTB = 1,67), thứ ba là hành vi né tránh (ĐTB = 1,26). Loại biếng ăn ít gặp nhất ở trẻ là hành vi chống đối (ĐTB = 0,82), bộc lộ cảm xúc tiêu cực (0,85) và phản ứng sinh lý (ĐTB = 0,91).

Trong thực tế, khi quan sát trẻ ăn, nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận được những kết quả tương tự với kết quả khảo sát. Hầu hết trẻ đều có thời gian ăn rất lâu, thường là từ 30 phút trở lên. Cá biệt, có những trẻ phải mất gần một tiếng đồng hồ mà vẫn chưa ăn xong một bữa ăn. Bên cạnh đó, đa số trẻ đều tỏ ra kén ăn, thường chỉ ăn một số loại thức ăn cố định mà ít khi chịu ăn những loại thức ăn khác. Có một số bé chỉ chịu ăn cơm với muối trắng hoặc chà bông mà nhất quyết không chịu ăn cá, thịt hay canh, rau cho dù người lớn có ép đến mức nào đi chăng nữa. Loại biếng ăn thường gặp thứ ba ở trẻ đó là hành vi né tránh (ĐTB = 1,26). Đối với những đứa trẻ này, trong bữa ăn, chúng thường tìm cách lẩn tránh, nhất là khi người lớn xúc và đút thức ăn cho trẻ. Lúc đó, trẻ thường ngậm miệng hoặc quay mặt đi chỗ khác để khỏi bị người lớn cho ăn. Những loại biếng ăn ít gặp hơn ở trẻ là hành vi chống đối (ĐTB = 0,82), bộc lộ cảm xúc tiêu cực (ĐTB = 0,85) và phản ứng sinh lý (ĐTB = 0,91).

Bảng 3.3. Mức độ biếng ăn của trẻ

Stt Loại biếng ăn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

1 Ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết 1,67 0,66

2 Ăn quá lâu 1,97 0,53

3 Bộc lộ cảm xúc tiêu cực 0,85 0,69

4 Hành vi tránh né 1,26 0,67

5 Hành vi chống đối 0,82 0,64

6 Phản ứng sinh lý 0,91 0,80

Thông thường, khi một đứa trẻ biếng ăn sẽ có nhiều hơn một loại biếng ăn bởi vì các loại biếng ăn thường liên quan lẫn nhau, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.

Đơn cử, khi một đứa trẻ có biểu hiện ăn quá lâu thì thông thường, trẻ sẽ ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết và có những hành vi né tránh, có thể đi kèm với những cảm xúc tiêu cực, thậm chí là hành vi chống đối. Cụ thể, khi trẻ ăn lâu - khoảng trên 45 phút, trẻ sẽ chỉ ăn được khoảng dưới một chén thức ăn và thường né tránh khi người lớn đút thức ăn. Nếu đứa trẻ bị ép quá, trẻ sẽ tỏ ra sợ hãi, khóc mếu, thậm chí là phản ứng lại người lớn.

Nhìn chung, kết quả quan sát cho thấy, hoàn cảnh kinh tế gia đình của nhóm 30 khách thể, đa số có hoàn cảnh kinh tế gia đình từ mức trung bình trở lên, chỉ có 10% gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Trong gia đình, mẹ của trẻ là người thường xuyên chế biến thức ăn và cũng là người thường xuyên cho trẻ ăn nhất. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, người lớn đã có sự chú ý đến việc thay đổi thực phẩm, phương pháp chế biến cũng như khẩu vị của trẻ. Cách làm này đã có tác dụng giúp cho trẻ giảm bớt cảm giác “ngán” khi ăn. Tuy nhiên, phụ huynh còn chưa chú ý đúng mức đến việc bài trí thức ăn sao cho bắt mắt và kích thích thị giác của trẻ, những dụng cụ đựng thức ăn cho trẻ cũng giống như của người lớn nên chưa tạo được sự hào hứng của trẻ khi ăn. Khi đứa trẻ có biểu hiện biếng ăn, hầu hết các bậc cha mẹ đều la mắng hay trách phạt trẻ. Thậm chí, có phụ huynh còn đánh trẻ với mục đích làm cho trẻ sợ mà phải ăn. Tuy nhiên, cách làm này thường đem lại những tác dụng ngược, khiến cho trẻ sợ hãi và kiên quyết không chịu ăn. Một đứa trẻ biếng ăn thường có biểu hiện của một số loại biếng ăn khác nhau mà phổ biến nhất là ăn quá lâu, ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết và có hành ví né tránh. Sự phân chia biếng ăn thành các loại khác nhau chỉ mang tính tương đối dựa trên những biểu hiện nổi bật nhất nhưng không có nghĩa là đứa trẻ chỉ có một loại biếng ăn đó mà còn đi kèm cả một số loại biếng ăm khác nữa.

Một phần của tài liệu thực nghiệm một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)