Phát triển khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 101 - 112)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.6. Phát triển khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường

- Khoa học – công nghệ là chìa khóa cho tiến trình công nghiệp hóa – đô thị hóa trên địa bàn thành phố. Thành phố cần dành một phần ngân sách cho nghiên cứu triển khai công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh như:

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thích hợp để phát triển TTCN, đặc biệt là công nghệ chế biến các loại sản phẩm nông nghiệp nhằm giảm tối đa tổn thất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, tạo đầu ra ổn định cho sản xuất, đáp ứng yêu cầu phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ mới phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu xã hội của thành phố và đặc biệt là dựa trên điều kiện có thị trường tiêu thụ ổn định, nhất là thị trường xuất khẩu.

+ Nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong kĩ thuật thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là đối với các loại giống mới.

Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là tại các cơ quan khuyến nông, khuyến công, khuyến thương… Có chính sách thu hút lực lượng cán bộ, chuyên gia khoa học – kĩ thuật phục vụ nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao, trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

- Thành phố cần xác định biện pháp bảo vệ môi trường theo từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế như đô thị, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, có như vậy mới bảo vệ môi trường sinh thái phát triển cân đối bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời với

quy hoạch sản xuất, cần có những biện pháp quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường cụ thể:

+ Nghiên cứu ban hành các quy định và kiểm tra tác động tích cực đến môi trường do hình thành công nghiệp, xây dựng và đô thị nhưng thiếu quy hoạch và bảo vệ môi trường.

+ Đảm bảo xây dựng hệ thống thoát nước và xử lí chất thải theo kịp tốc độ phát triển dân số.

+ Chấp hành triệt để các biện pháp hạn chế tác hại về môi trường của các dự án công nghiệp và xây dựng đô thị, giao thông…

Tiểu kết chương 3

Dựa vào thực tiễn đô thị hóa và những định hướng phát triển KT – XH chung của tỉnh Trà Vinh, định hướng phát triển đô thị vùng ĐBSCL, TP. Trà Vinh đã có những định hướng cụ thể về không gian phát triển đô thị, kinh tế, dân số, lao động… để thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố diễn ra một cách nhanh chóng trong giai đoạn tới.

Bên cạnh những định hướng đã đề ra, thành phố đã có những giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, giải pháp về thu hút vốn đầu tư để có thể hoàn thành các chỉ tiêu như dự kiến mà thành phố đã đề ra.

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 thành phố trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh, thành phố đã và đang có những giải pháp cụ thể về phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, thương mại, hệ thống cấp điện, nước, thoát nước, hệ thống y tế, giáo dục – đào tạo, thông tin… đi đôi với việc phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, phát triển khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, tác giả rút ra được một số kết luận cơ bản như sau:

Thực trạng đô thị hóa TP. Trà Vinh trong những năm qua diễn ra với tốc độ khá nhanh. Mặc dù so với các thành phố khác trong khu vực như Bến Tre, Sóc Trăng hay Mỹ Tho, Cần Thơ thì quá trình đô thị hóa ở TP. Trà Vinh có phần chậm hơn. Nhưng không thể phủ nhận, từ khi tái lập tỉnh đến nay thành phố không ngừng phát triển, bộ mặt đô thị đã không ngừng đổi mới phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước.

Kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh đạt 13%/năm trong giai đoạn 2001 – 2011. Đặc biệt là ngành công nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của thành phố (16%/năm). Tuy nhiên, trong cơ cấu GDP của thành phố ngành dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng cao 59,0% năm 2011. Ngành công nghiệp đã bước phát triển nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố, toàn thành phố chỉ có 1 KCN và 2 khu CCN, khả năng lắp đầy KCN còn chậm, chủ yếu là các xí nghiệp nhỏ, chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 5,04% (năm 2011) trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Đây là một bất lợi của thành phố trong quá trình hội nhập so với các thành phố khác trong vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Dân số đô thị tăng đều đặn trong những năm qua nhưng vẫn còn chậm, tốc độ gia tăng dân số trung bình giai đoạn 2005 – 2011 chỉ đạt 2%/năm. Gia tăng dân số cơ học ở thành phố trong những năm gần đây tăng chậm, chưa tạo được sức hút mạnh mẽ dân cư tập trung vào đô thị. Người dân có xu hướng tập trung vào các thành phố lớn, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh do chênh lệch về điều kiện sống và thu nhập. Để đạt tiêu chuẩn đô thị loại II thì dân số thành phố phải đạt ít nhất 300.000 người với chỉ tiêu này thành phố còn cách tiêu chuẩn loại II khá xa (dân số thành phố năm 2011 mới đạt 102.506 người).

Quá trình đô thị hóa đã đẩy nhanh chuyển cơ cấu dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên chất lượng đội ngũ lao động của thành phố vẫn còn thấp, lao động chân tay vẫn là chủ yếu.

Thu nhập người dân đô thị tăng nhanh trong thời gian qua, năm 2012 đạt 27,44 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4 lần so với năm 2001, theo đó hệ thống giáo dục – đào tạo, y tế… được tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư đô thị.

Nhằm tạo đột phá cho thành phố trong những năm tới, hệ thống giao thông nội thị và ngoại thị đang được đầu tư và nâng cấp, hệ thống điện, nước được tăng cường nhằm cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt dân cư đô thị trong thời gian tới.

Mặc dù ảnh hưởngcủa nền kinh tế thế giới và trong nước, các dự án nâng cấp và phát triển đô thị tại TP. Trà Vinh vẫn diễn ra theo đúng tiến độ quy hoạch, thành phố đang vươn mình phát triển nhằm định hướng đến năm 2020 trở thành đô thị loại II văn minh, hiện đại, một trong những trung tâm đô thị phát triển bền vững của vùng ĐBSCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (2009), Môi trường tài nguyên đất Việt Nam, Nxb Giáo Dục.

2. Bộ xây dựng công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (2007), Điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung thị xã Trà Vinh – quy mô đô thị loại III.

3. Bộ xây dựng (1995), Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ II, Nxb Xây dựng.

4. Bộ xây dựng (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020.

5. Bộ xây dựng (2009), Thông tư 34/2009/TT-BXD, Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

6.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại và phân cấp quản lí đô thị.

7. Võ Kim Cương (2004), Quản lí đô thị thời kì chuyển đổi, Nhà xuất bản Xây dựng.

8. Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ.

9. Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế học đô thị, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội. 10. Ngân hàng Thế giới (2011), Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam.

11. Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh qua các năm (2001 - 2011).

12. Đặng Văn Phan (2009), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Nhà xuất bản Giáo dục.

13. Nguyễn Đặng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lí đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng.

14. Lưu Quang Ngọc Thạch (2012), Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Luận văn thạc sĩ.

15. Trương Quang Thao (2003), Đô thị hóa, những khái niệm mở đầu, Nhà xuất bản Xây dựng.

16. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lí đô thị, Nhà xuất bản Giáo Dục.

17. Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

18. Tôn Nữ Quỳnh Trân, Nguyễn Thế Nghĩa (2005), Phát triển đô thị bền vững, Nhà xuất bản Hà Nội.

19. Phạm Đỗ Văn Trung (2007), Nghiên cứu quá trình đô thị hóa TP. Cà Mau và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Luận văn thạc sĩ.

20. Trung tâm kĩ thuật Tài nguyên và Môi trường Trà Vinh (2010), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) thành phố Trà Vinh.

21. Bùi Văn Tuấn (2010), Xây dựng văn hóa đô thị và văn hóa quản lý ở các đô thị nước ta hiện nay, ĐHQG Hà Nội.

22. UBND TP. Trà Vinh (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Trà Vinh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

23. UBND TP. Trà Vinh (2011), Chỉnh trang và phát triển đô thị TP. Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2015.

24. UBND TP. Trà Vinh (2013), Kế hoạch về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

25. UBND thị xã Trà Vinh (2006), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thị xã Trà Vinh.

26. UBND tỉnh Trà Vinh (2007), Quyết định số 05/2007/QĐ-UBNDvề việc áp dụng một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

27. UBND tỉnh Trà Vinh (2011), Dự thảo quy chế quản lý quy hoạch – Kiến trúc đô thị TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Các website 28. http://vietnam.unfpa.org 39. http://vietbao.vn 30. http://dautumekong.vn 31. http://xuctientravinh.com.vn 32. http://www.xaydung.gov.vn 33. http://chinhphu.vn 34. http://esa.un.ogr 35. www.worldbank.ogr

Bờ kè hai bên kênh Trà Vinh TP. Trà Vinh

Một góc chợ thành phố Trà Vinh

Một góc trường ĐH Trà Vinh ở phường 5 TP. Trà Vinh

Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer TP. Trà Vinh

Chùa Âng – Ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh nằm ở phường 8, TP. Trà Vinh

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)