Định hướng chung

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 82 - 88)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Định hướng chung

Theo quy hoạch phát triển chung của TP. Trà Vinh, không gian thành phố sẽ được phát triển theo hình tia, dọc theo các tuyến đường bộ chính từ trung tâm thành phố đi Vĩnh Long ở hướng Tây Nam, đi Châu Thành, Tiểu Cần ở hướng Nam và đi cảng Cổ Chiên ở hướng Bắc.

Nếu lấy điểm xuất phát từ trục đường mui rùa Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Trà Vinh có thế đất hình nan quạt mở rộng về phía Bắc và phía Nam. Dự kiến đến năm 2015 diện tích thành phố tăng lên 93,00 km2 bao gồm 12 phường và 5 xã tăng 3 phường và 4 xã so với năm 2011. Khu vực nội thành bao gồm 12 phường từ phường 1 đến phường 12 có diện tích 3.335,82 ha tăng 428,82 ha so với năm 2011. Khu vực ngoài thành bao gồm 5 xã: Long Đức, Long Đức A, Long Trị, Nguyệt Hóa và Hòa Thuận với diện tích 5.964,18 ha, tăng 2.055,18 ha so với năm 2011. Trục trung tâm chạy từ phía Bắc xuống phía Nam – Tây Nam. Hướng phát triển thành phố được xác định như sau:

- Phía Đông và Đông Bắc: Mở rộng 1 phần diện tích thuộc xã Hòa Thuận bám theo

dọc bờ sông Cổ Chiên nối với cù lao Long Trị bằng tuyến giao thông thủy, hình thành khu dân cư dịch vụ, phục vụ cụm du lịch sinh thái và khu công nghiệp tập trung của tỉnh.

- Phía Bắc: Dự kiến quy hoạch xây dựng cầu bắc qua sông Long Bình là điểm nối

kết giữa khu công nghiệp lớn của tỉnh, nơi thu hút hàng ngàn nhân khẩu lao động trong tỉnh cũng như các vùng phụ cận với khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị.

- Phía Tây: Mở rộng một phần diện tích thuộc xã Long Đức nhằm phát triển khu dân cư. Điều chỉnh tuyến đường vành đai 3 nối từ quốc lộ 53 lên khu vực phía Bắc tới khu công nghiệp của tỉnh để phù hợp với việc mở rộng quỹ đất xây dựng.

- Phía Tây – Tây Nam: Tại vị trí sân bay cũ, sử dụng quỹ đất xây dựng một trung tâm hành chính chính trị, văn hóa lớn để đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, phục vụ nhân dân đồng thời thể hiện được bộ mặt mới hành chính của thành phố.

Định hướng quy hoạch khu chức năng của TP. Trà Vinh - Các khu trung tâm tổng hợp:

+ Khu vực trung tâm chính trị - hành chính tỉnh gắn với khu thương mại dịch vụ và dân cư tọa lạc tại phường 7 TP. Trà Vinh (sân bay cũ), bao gồm các công trình trụ sở làm

+ Khu trung tâm thương mại: Ngoài khu chợ trung tâm hiện có cần thiết xây dựng khu trung tâm thương mại tại khu vực dân cư mới (phường 6, 7, 4), đến năm 2015 TP. Trà Vinh sẽ có 10 chợ. Thành phố dự kiến đầu tư xây dựng 11 siêu thị, trong đó có 1 siêu thị loại 2 trong khu Trung tâm thương mại Trà Vinh, 1 siêu thị loại 3 ở bến xe ô tô cũ, phường 6 và một số siêu thị chuyên doanh như: siêu thị trái cây, siêu thị hàng dệt may, siêu thị điện máy, siêu thị văn hóa phẩm. Đặc biệt với diện tích đất hiện có tại khu công nghiệp Tầm Phương, sẽ chuyển một phần chức năng sang dịch vụ thương mại chợ đầu mối phía Nam. Đây là nơi tập trung khu vực chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị lớn phục vụ cho các khu dân cư mới hình thành tại các phường 8, 9. Về lâu dài, định hướng quy hoạch mở rộng TP. Trà Vinh đến năm 2030 cần phải di chuyển khu vực chợ trung tâm chuyển đổi chức năng trở thành khu vườn hoa trung tâm hoặc khu quảng trường cây xanh công viên lớn của thành phố. Ngoài ra cần thiết xây dựng các khu trung tâm khu vực tại các phường mới thành lập.

+ Khu trung tâm đào tạo giáo dục: Ngoài hệ thống trường học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học các cấp đã và sẽ được xây dựng theo yêu cầu quy hoạch, TP. Trà Vinh đã quy hoạch một khu trung tâm giáo dục và đào tạo bao gồm việc xây dựng trường đại học Trà Vinh ngang tầm trong khu vực, các trường cao đẳng và trung cấp, các trung tâm đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ… Khu trung tâm này đặt tại phường 5 của thành phố. Trong giáo dục đại học, khuyến khích và ưu tiên những ngành nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực giáo dục và y tế, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, công nghệ sau thu hoạch, kinh tế và quản trị kinh doanh, du lịch, thương mại, văn hóa – xã hội. Xây dựng đề án riêng để gửi cán bộ, học sinh đi học ở nước ngoài. Từng bước mở rộng qui mô giáo dục chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường quan hệ quốc tế để tranh thủ các dự án nước ngoài trong đào tạo nhân lực trình độ cao và nâng cấp cơ sở vật chất cho đào tạo.

+ Khu trung tâm TDTT: Bao gồm khu sân vận động, bể bơi… mở rộng khu này sang phía Tây để xây dựng quần thể thể thao với các sân bóng đá, bóng chuyền, quần vợt… và các nhà luyện tập, thi đấu phục vụ cho nhu cầu luyện tập, thi đấu của vận động viên và nhân dân. Ngoài ra cần xây dựng các công trình thể thao khác trong các khu dân cư để phục vụ việc luyện tập và vui chơi của nhân dân.

+ Khu quảng trường trung tâm thành phố cần được xem xét xây dựng gần các công trình nhà văn hóa để phục vụ các hoạt động quần chúng, phong trào…

+ Các khu du lịch, văn hóa: Ngoài khu vườn hoa hiện có của thành phố tại trung tâm cần quy hoạch và xây dựng thêm nhiều điểm công viên cây xanh tập trung tại các phường 4, 7, 8… cũng như nghiên cứu khả năng thành lập khu vui chơi giải trí tại khu phía Bắc xã Hòa Thuận gần cửa sông Trà Vinh.

Diện tích cây xanh tập trung tại thành phố hiện nay tương đối thấp. Trong tương lai cần thiết phải bố trí và quy hoạch diện tích cây xanh hợp lí để tạo môi trường trong sạch cho thành phố và nơi nghỉ ngơi giải trí cho nhân dân. Trong các phường nội thị cần quy hoạch diện tích cây xanh thỏa đáng, ngoài ra khu vực Ao Bà Om nằm ngay sát cửa ngỏ chính và cách trung tâm thành phố khoảng 5 km là nơi nghỉ ngơi giải trí và du lịch lớn của thành phố và của tỉnh Trà Vinh. Khu vực này là một khu di tích văn hóa lớn mang tính lịch sử và truyền thống của đồng bào Khmer, tại đây đã hình thành 1 cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn. Ngoài Ao Bà Om, chùa Âng là những công trình đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích văn hóa được bảo tồn, tại đây đã xây dựng bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer. Việc chuyển khu du lịch này về thành phố quản lí là hợp lí, góp phần vào việc tăng diện tích cây xanh và phục vụ đời sống nhân dân thành phố. Khu vực này cũng đã lập dự án đầu tư để kêu gọi vốn trong và ngoài nước. Diện tích của khu vực là 84 ha.

Khu đền thờ Bác Hồ nằm ở xã ngoại thị Long Đức, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, với diện tích khoảng 10 ha. Khu vực này đã hoàn chỉnh đền thờ và nhà bảo tàng Bác Hồ, các công trình phục vụ và dịch vụ khác, ngoài ra cần mở rộng không gian cây xanh để tạo cảnh quan của khu văn hóa giải trí.

Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên sẵn có, phát triển khu dân cư miệt vườn - khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị và khu sinh thái giáp sông Cổ Chiên nằm tại xã Hòa Thuận.

Khu quân sự nằm trong khu sân bay và một số cơ sở khác trên địa bàn thành phố. Diện tích đất quân sự hiện nay khoảng 64 ha. Các khu quân sự này sẽ được hoàn thiện và củng cố theo yêu cầu quốc phòng. Trong quá trình củng cố những phần đất quân sự chưa sử dụng đến hoặc sử dụng chưa có hiệu quả cao có thể dành lại để sử dụng vào mục đích khác như xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi công cộng…

- Khu công nghiệp:Để phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với quy mô lớn và hiện đại, thành phố có định hướng quy hoạch các KCN tập trung vừa và nhỏ, để thu hút và đón trước các khả năng đầu tư cũng như di chuyển các cơ sở sản xuất cũ ở nội thị hiện đang gây ô nhiễm đối với môi trường đô thị và đời sống của nhân dân.

+ Khu công nghiệp Long Đức với diện tích 120,6 ha, nằm phía Bắc thành phố cạnh kênh Trà Vinh và gần đường từ trung tâm thành phố đi cảng Cổ Chiên thuộc xã Long Đức, hướng tới mở rộng quy mô lên 216 ha ngay trong thời kì 2009 – 2015. Tập trung xây dựng hoàn thiện và lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Khu công nghiệp này dựa trên cơ sở đã có một số cơ sở sản xuất như nhà máy xay, XN đóng tàu, XN dầu thực vật, XN đông lạnh, XN nước mắm… Định hướng hình thành KCN chế biến nông hải sản, chế biến lương thực thực phẩm. Tại KCN này thời gian tới dự kiến thu hút các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất sản phẩm nhựa và composite, chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản và nông sản thực phẩm, các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm. Đặc biệt khi tỉnh xây dựng được chương trình và dự án đánh bắt hải sản xa bờ, các dự án nuôi trồng và chế biến thủy sản sẽ tạo tiền đề quan trọng để KCN này phát triển, thành phố sẽ trở thành hậu phương kinh tế biển.

+ Cụm TTCN phường 4 với diện tích 20 ha, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện hữu dọc bờ kênh Trà Vinh thuộc phường 4 và một phần KCN phía Nam còn lại sau khi chuyển sang dịch vụ thương mại.

+ Cụm công nghiệp phường 7diện tích 25 ha.

- Khu dân cư:Tập trung tại các phường hiện có và các khu dân cư đã được quy hoạch như phường 6, phường 7, phường 5 (quy mô 103,5 ha), phường 8 (quy mô 158,58 ha), phường 1 (quy mô 108,05 ha), phường 9 (quy mô 155,86 ha). Đặc biệt là dự án 23 Khu Lia’s thuộc dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL tiểu dự án nâng cấp đô thị TP. Trà Vinh trên địa bàn các phường 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- Khu đô thị mới bao gồm:

+ Khu tái định cư và dịch vụ thương mại phường 4, quy mô 38,167 ha.

+ Khu tái định cư phục vụ dự án nâng cấp đô thị TP. Trà Vinh, quy mô 20 ha.

+ Khu đô thị dịch vụ thương mại – dân cư phía sau trung tâm chính trị hành chính tỉnh, quy mô 98,31 ha.

+ Khu nhà ở, đất ở cho cán bộ giáo viên có thu nhập thấp tại phường 5, quy mô 9 ha. + Một phần khu văn hoá dịch vụ - du lịch Ao Bà Om, quy mô 21,03 ha.

+ Khu đô thị phía Nam thành phố thuộc các phường 5, 6, 7, 8, 9, quy mô 717 ha. + Khu dân cư đô thị Naviland phường 7, quy mô 64,93 ha.

+ Tuyến đô thị mới phía Đông đường Mậu Thân thuộc phường 6, phường 9 thành phố Trà Vinh, quy mô 10,16 ha.

Hiện nay và trong tương lai hình thái nhà ở tại thành phố chủ yếu là nhà ở gia đình độc lập do dân tự xây dựng, trong những năm tới thành phố cũng cần xây dựng các khu dân cư cao tầng để tạo điều kiện ở cho nhân dân và tạo thêm hình thái cho kiến trúc đô thị.

- Khu vực dự trữ phát triển

+ Khu vực dự trữ phát triển: Khu vực dự trữ phát triển TP. Trà Vinh là các khu vực chưa triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, cụ thể như sau:

Khu vực phía tây TP. Trà Vinh thuộc phường 1, phường 7, quy mô khoảng 200 ha. Giới hạn bởi đường vành đai 2, đường Phú Hòa, ranh giới xã Long Đức và giáp ranh xã Nguyệt Hóa huyện Châu Thành.

Khu vực phía Bắc phường 1, quy mô 32 ha. Giới hạn bởi đường Phú Hòa, vành đai 2, Phạm Ngũ Lão, xã Long Đức, ranh tái định cư 20 ha phường 1, xã Long Đức.

Khu vực phía Bắc phường 5, quy mô 66 ha. Giới hạn bởi sông Long Bình, ranh Lia’s 6, ranh quy hoạch chi tiết phường 5, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành.

Khu vực phía Đông phường 5, quy mô 47 ha. Giới hạn bởi ranh quy hoạch chi tiết phường 5, Cao đẳng y tế Trà Vinh, Đại học Trà Vinh khu 1, phường 9, xã Hòa Lợi.

Khu vực phường 9, quy mô 441 ha. Giới hạn bởi ranh quy hoạch phân khu phường 5,6,7,8,9, quy hoạch chi tiết phường 9, xã Đa Lộc huyện Châu Thành.

Trong khu vực dự trữ phát triển, không gian cảnh quan, kiến trúc và các công trình hạ tầng kĩ thuật được quản lí phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, khuyến khích trồng cây xanh, hoa màu theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ cao.

Định hướng phát triển dân cư đô thị

Dân số TP. Trà Vinh sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2020 chủ yếu là gia tăng cơ học, do phát triển KT – XH sẽ thu hút một bộ phận dân cư, lao động của các huyện di chuyển về thành phố làm ăn sinh sống.

Bảng 3.2. Dân số TP. Trà Vinh đến năm 2020

Đơn vị: người Năm 2011 2015 2020 Tốc độ tăng bình quân (%) Tổng số dân 102.506 118.100 135.000 2011 - 2015 2015 - 2020 Dân số thành thị 84.884 112.200 132.300 2,8 2,7 Tỉ lệ đô thị hóa (%) 82,8 95,0 98,0 3,9 3,3

Theo đó dân số đô thị sẽ tăng gấp 1,6 lần so với năm 2011 và tỉ lệ đô thị hóa tăng lên đến 98,0% năm 2020. Định hướng quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 cũng tăng lên khoảng 98,00 km2

. Trong đó: Đất dân dụng năm 2020 khoảng 60 – 80 m2/người, đến năm 2030 là 54 – 70 m2/người. Đất cây xanh năm 2020: 10 – 20 m2/người. Đất công trình dịch vụ công cộng năm 2020: 4 – 5 m2/người.

Định hướng phát triển kinh tế đô thị

Theo định hướng, kinh tế đô thị tiếp tục tăng trưởng ở mức độ cao trung bình 12,1%, tổng GDP năm 2020 tăng lên đến 5.150,0 tỉ đồng, tăng gấp 2,9 lần năm 2011. Trong đó, khu vực II có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 14,6% giai đoạn 2011 – 2020. GDP bình quân đầu người của thành phố cao đạt khoảng 3.468 USD vào năm 2020, cao gấp 2,8 lần năm 2011.

Bảng 3.3. GDP và thu nhập GDP bình quân đầu người TP. Trà Vinh đến năm 2020

Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2011 2015 2020 Tốc độ tăng bình quân (%)

2011 - 2015 2015 - 2020 Tổng GDP 1.787,4 2.910,0 5.150,0 12,1 12,1 Khu vực I 85,8 60,0 60,0 - - Khu vực II 646,9 1.320,0 2.600,0 14,7 14,5 Khu vực III 1.054,7 1.530,0 2.490,0 11,3 10,2 GDP/người (USD) 1.258 2.240 3.468 - -

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch TP. Trà Vinh)

Trong cơ cấu GDP, khu vực I và III có xu hướng ngày càng giảm tỉ trọng, khu vực II ngày càng tăng. Đến năm 2020, khu vực II là khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất đạt 50,5%, khu vực III chiếm 48,3% và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là khu vực I (1,2%).

Bảng 3.4. Cơ cấu GDP TP. Trà Vinh đến năm 2020

Đơn vị: % Năm 2011 2015 2020 Tổng GDP 100 100 100 Khu vực I 4,8 2,1 1,2 Khu vực II 36,2 45,3 50,5 Khu vực III 59,0 52,6 48,3

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)