Kinh tế TP.Trà Vinh phát triển mạnh và có sự chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 55 - 60)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.5. Kinh tế TP.Trà Vinh phát triển mạnh và có sự chuyển dịch cơ cấu

Quá trình đô thị hóa đã làm tăng nhanh giá trị sản xuất

Giai đoạn 2001 – 2011 giá trị sản xuất liên tục tăng. Điều đáng lưu ý là tất cả các khu vực kinh tế đều tăng, Năm 2001 đạt 2.185 tỉ đồng, tăng đều qua các năm và đến năm 2011 đạt 9.482 tỉ đồng. Như vậy trong 10 năm đã tăng 7.297 tỉ đồng, bình quân mỗi năm tăng 663 tỉ đồng. Tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2001 – 2011 đạt 15%/năm.

Bảng 2.6. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của TP. Trà Vinh giai đoạn 2001 – 2011 Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2001 2005 2009 2011 Tốc độ tăng bq 2001 – 2011 Tổng 2.185 2.765 5.937 9.482 15% Nông nghiệp 107 221 446 613 4%

Công nghiệp – xây dựng 404 696 2.505 4.339 18%

Dịch vụ 1.674 1.848 3.022 4.530 14%

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Trà Vinh năm 2001 - 2011) - Dịch vụ

Từ năm 2001 đến nay, khu vực dịch vụ luôn ở vị trí dẫn đầu, cùng với công nghiệp là động lực tăng trưởng của nền kinh tế đô thị. Đây là khu vực có giá trị lớn nhất, năm 2001 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 1.674 tỉ đồng, tăng liên tục qua các năm đến năm 2011 là 4.530 tỉ đồng, tăng 2.856 tỉ đồng so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2011 là 14%/năm. Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, mức sống người dân đô thị ngày càng cao đã thúc đẩy hoạt động dịch vụ, buôn bán lẻ phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất nền kinh tế, tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm từ 73,5% năm 2001 xuống còn 49,0% năm 2011, do ngành công nghiệp của thành phố phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nên tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm.

Thương mại là bộ phận lớn nhất trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho khu vực III, một số ngành chủ yếu là: vận tải, công nghệ thông tin, tổ chức tín dụng, bưu điện, tài chính, ngân hàng… phát triển mạnh và khá nhanh.

Trong những năm qua, ngành thương mại dịch vụ phát triển năng động, chất lượng phục vụ được nâng lên, thể hiện vai trò trung tâm phân phối hàng hóa và cung cấp dịch vụ của tỉnh. Hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, chiếm tỉ trọng cao trong các ngành dịch vụ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.Trong cơ cấu của ngành thương mại, có sự chuyển dịch giữa các nhóm ngành hàng, theo đó: nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong tổng mức bán lẻ hàng hóa nhưng có xu hướng giảm, còn hàng tiêu dùng khác và dịch vụ có xu hướng tăng lên.

Cùng với đô thị hóa, quá trình trao đổi hàng hóa, giao lưu, di chuyển con người trở nên nhộn nhịp hơn. Khối lượng hành khách vận chuyển từ năm 2001 đến 2011 liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4%/năm, năm 2001 đạt 2.830 nghìn khách, năm 2011 đạt 4.115 nghìn khách, tăng 1.285 nghìn khách.

- Công nghiệp – xây dựng

TP. Trà Vinh là địa bàn tập trung phần lớn công nghiệp – xây dựng của tỉnh. Ngành công nghiệp – xây dựng là ngành có giá trị sản xuất lớn thứ hai sau ngành dịch vụ và có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 18%/năm. Giá trị sản xuất khu vực II năm 2001 là 494,9 tỉ đồng đến năm 2011 đạt 4.338,6 tỉ đồng, tăng hơn 8,7 lần so với năm 2001. Ngành công nghiệp – xây dựng ngày càng có vai trò quan trọng, tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất được nâng cao từ 21,7% năm 2001 tăng lên 47,0% năm 2011.

Sản xuất công nghiệp và TTCN trên địa bàn thành phố phát triển khá tốt, đặc biệt trong những năm gần đây. Tổng giá trị sản xuất đạt 3.652,2 tỉ đồng năm 2011, tức tăng gấp 9 lần so với năm 2001. Nhịp độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – TTCN giai đoạn 2001 – 2011 là 17%.

Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất công công nghiệp trên địa bàn TP. Trà Vinh

Đơn vị: % Năm 2001 2005 2011 Tốc độ tăng bq 2001 - 2011 Tổng số (tỉ đồng) 405,7 1.106,7 3.652,2 17 1. CN khai thác đá và các mỏ khác 0,1 0,1 0,5 32 2. CN chế biến 98,1 98,7 93,4 17 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 55,8 62,1 67,6 19 - Xuất bản, in và sao bản ghi 0,6 0,7 2,5 37

- Sản xuất hoá chất 17,0 22,5 10,4 10

- Sản xuất sản phẩm cao su và plastic - - 1,5

- Sản xuất sản phẩm phi kim loại 0,1 0,6 3,9 29 - Sản xuất sản phẩm bằng kim loại 9,4 9,9 6,5 12 - Sản xuất xe có động cơ và PT vận tải 3,6 1,6 1,1 8

- Khác 13,5 2,6 6,5 16

3. CN sản xuất và phân phối điện,

khí đốt, nước 1,8 1,2 6,1 25

- Sản xuất và phân phối điện, ga - - 75,6

- Sản xuất và phân phối nước 100 100 24,4 8

(Nguồn: xử lí số liệu niên giám Thống kê TP. Trà Vinh 2001 – 2011)

Sản xuất công nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao, chủ yếu là nhờ vào công nghiệp chế biến. Năm 2001, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 98,1% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, đạt 98,7% năm 2009 và đến năm 2011 có xu hướng giảm tỉ trọng chiếm 93,4%. Công nghiệp khai thác đá và các mỏ khác; công nghiệp phân phối điện, khí đốt, nước có tốc độ tăng bình quân rất cao trong giai đoạn 2001 – 2011 (bảng 2.7) do nhu cầu về đá, cát trong xây dựng, nhu cầu điện, nước, khí đốt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân đô thị ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Cơ cấu ngành công nghiệp thành phố khá đa dạng, xu hướng chung trong nội bộ các ngành công nghiệp có sự chuyển dịch từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các

ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao đáp ứng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thành phố như: sản xuất sản phẩm cao su, plastic; sản xuất máy móc thiết bị điện; sản xuất và phân phối điện, ga…

Tính đến năm 2011, toàn thành phố có 662 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 116 cơ sở so với năm 2001. Đa phần các cơ sở sản xuất là thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến.

Trên địa bàn thành phố hiện nay có KCN Long Đức, CCN - TTCN phường 4, cụm công nghiệp phường 7 và một số làng nghề truyền thống như: làm bánh tráng, chạm khắc gỗ, đan lát từ tre – trúc, chế tác từ quả dừa khô và rễ cây cổ thụ… đang hoạt động có hiệu quả và đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng chung cho nền kinh tế đô thị.

Nhìn chung, mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao nhưng hiệu quả còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị thô sơ, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao chủ yếu phục vụ nhu cầu tại địa phương. Các cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều, số lượng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài còn ít, mang tính gia công, sản xuất không ổn định do vấn đề thị trường.

- Nông nghiệp

TP. Trà Vinh có nhiều điều kiện phát triển nông nghiệp nhưng trong môi trường đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do mở rộng đô thị, chuyển đổi đơn vị hành chính từ xã lên phường. Hoạt động nông nghiệp của thành phố nói chung gặp nhiều hạn chế và có một ngưỡng tăng trưởng nhất định. Mặc dù vậy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn tăng trong thời gian qua từ 107 tỉ đồng năm 2001 lên 613 tỉ đồng năm 2011, như vậy so với năm 2001 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 506 tỉ đồng. Đối với ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, giai đoạn 2001 – 2011 chỉ tăng 4%/năm, thấp hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đã chú trọng hơn vào thị trường, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của dân cư đô thị, đầu tư theo chiều sâu trên một đơn vị diện tích với việc chuyển giao khoa học kĩ thuật, hỗ trợ vốn sản xuất, thủy lợi. Chính vì thế cơ cấu ngành nông – ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, quy mô ngày càng lớn hơn. Thành phố đã cải tạo hơn 1.000 ha trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển nuôi thủy sản và vườn cây ăn trái. Nông dân áp dụng các giống cây trồng mới mang lại năng suất cao, chất lượng… Các mô hình kinh tế hộ đạt hiệu quả cao như mô hình chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, trồng lúa giống xác nhận, trồng dừa, trồng nhãn…

Ở vùng ven đô đã hình thành làng nghề trồng hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên. Các ấp Long Đại, Vĩnh Yên, Vĩnh Hưng đang từng bước hình thành vùng sản xuất rau an toàn trong nhà lưới; người dân các ấp Long Đại, Long Trị, Rạch Bèo, Công Thiện Hùng, tận dụng khai thác nguồn thủy lợi tự nhiên trên sông rạch và kết hợp với nuôi chuyên canh trong mương vườn, ven sông, đặc biệt ấp Long Trị xây dựng mô hình nuôi cá da trơn xuất khẩu theo quy mô công nghiệp với trên 20 ha mặt nước đã mang lại hiệu quả cao.

Tóm lại, phát triển nông nghiệp theo hướng vùng ven đô thị và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Việc chuyển diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là đúng hướng, đồng thời phát triển vườn cây ăn trái, chăn nuôi là đúng với lợi thế phát triển của thành phố và đúng với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế TP. Trà Vinh khá cao: Giai đoạn 2005 – 2010 mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,1%/năm. Với chỉ tiêu này, thành phố vượt xa chuẩn quy định cho đô thị loại II (≥6%/năm). Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm đến 94,32% trong cơ cấu GDP của thành phố.

Thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng liên tục qua các năm. Mặc dù

dân số thành phố tăng nhanh trong quá trình đô thị hóa nhưng do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên đời sống dân cư đã được cải thiện. Năm 2001, GDP bình quân đầu người của thành phố chỉ đạt 6,46 triệu đồng/người/năm đến năm 2012 là 27,44 triệu đồng/người/năm.

Như vậy, GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2012 so với năm 2001 tăng

6.97 2001 2005 2009 2011 2012 (USD/người) (Năm) 27.44 2001 2005 2009 2011 2012

gần 4,0 lần. Điều này cho thấy đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 2001 – 2012 là 12%/năm.

Để TP. Trà Vinh đạt được đô thị loại II thì chỉ tiêu thu nhập GDP bình quân đầu người phải gấp 1,4 – 2 lần mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, năm 2012 GDP bình quân đầu người của TP. Trà Vinh là 1.317 USD/người/năm, còn của cả nước là 1.540 USD/người/năm.

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)