Sơ lược về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc đề tài

1.6.1. Sơ lược về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Thời kì phong kiến

Trong suốt thời kì phát triển lâu dài của đất nước, đến nửa cuối thế kỉ XIX (1858) nước ta chỉ mới hình thành một số đô thị phong kiến, chủ yếu là các trung tâm hành chính và thương mại. Tuy nhiên, đây chỉ là các đô thị nhỏ và yếu, chưa thực sự là các trung tâm kinh tế giữ vai trò chủ đạo đối với khu vực. Một số đô thị tiêu biểu: Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam)…

Thời kì thuộc địa của Pháp (1858 – 1954)

Xuất hiện nhiều thành phố lớn với mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp là chủ yếu. Ngoài ra người Pháp còn xây dựng đô thị với tư cách là nơi tập trung cơ quan đầu não về hành chính và quân sự, là trung tâm chỉ huy bộ máy kềm kẹp của chúng. Một số thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng… và một số thương cảng, quân cảng khác được chú ý đầu tư, mở rộng. Nhìn chung, thời kì này đô thị nước ta phát triển chậm, phân bố không đều và nhỏ bé về quy mô, công nghiệp còn yếu kém.

Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Thời kì này, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên quá trình ĐTH cũng diễn ra theo hai xu hướng khác nhau.

Ở miền Bắc, đô thị hóa là quá trình hình thành những đô thị mới tạo cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Nhịp độ đô thị hóa trong giai đoạn 1954 – 1975 cao hơn gấp 3,1 lần so với giai đoạn 1931 – 1954. Tuy nhiên, nếu so sánh nhịp độ đô thị hóa của miền Bắc Việt Nam với các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á thì quá trình đô thị hóa này vẫn còn chậm. Đó là do kinh tế của miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này chưa phát triển, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.

Ở miền Nam, diễn ra quá trình “ĐTH cưỡng bức” do chiến tranh đe dọa, tàn phá và do chính sách mở rộng chiến tranh, bình định nông thôn của Mỹ, hàng triệu người dân từ nông thôn, rừng núi, đồng bằng ven biển kéo về thành phố. Vì vậy các đô thị ở miền Nam trước giải phóng trở nên quá tải, chật chội và môi trường sinh sống hết sức phức tạp.

Thời kỳ từ năm 1975 đến nay

Đây là thời kì mới, đất nước thống nhất, cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu nước mạnh. Các thành phố của chúng ta đã từng bước trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội cho cả nước và cho từng khu vực.

Đặc biệt, từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), chúng ta chuyển từ cơ cấu nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước, chúng ta thực hiện chính sách mở cửa về mặt kinh tế và ngoại giao. Do đó, quá trình ĐTH ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, nên bộ mặt đô thị Việt Nam có nhiều thay đổi rõ nét.

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)