Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 100 - 101)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực quan trọng cho quá trình đô thị hóa. Để đạt mục tiêu đến năm 2020, TP. Trà Vinh trở thành đô thị loại II thì điều kiện hết sức quan trọng là phải có nguồn nhân lực với đầy đủ năng lực và trình độ. Nguồn nhân lực sử dụng trong nền kinh tế của thành phố đến năm 2020 là 71.200 người. Trong đó: số lao động sử dụng trong khu vực I có 3.500 người chiếm 5%; khu vực II là 32.400 người chiếm 45%; lao động làm việc trong các ngành khu vực III là 35.300 người chiếm 50%.

Để dần dần nâng cao chất lượng nguồn lao động, cần tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn để có nhiều lao động đủ trình độ sản xuất kinh doanh, mở rộng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề tại chỗ ở các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp… Đối với lao động có đào tạo chính quy dài hạn, cần có chính sách ưu tiên hợp lí về bố trí việc làm, chế độ đãi ngộ, lương bổng hấp dẫn, nơi công tác hợp lí nhằm phát huy năng lực trí tuệ của lao động.

Thành phố cần có chính sách biện pháp khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ người lao động nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nhất là nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ trong đô thị. Muốn giải quyết được việc này trước mắt cần phát triển trung tâm dạy nghề ngắn hạn hoặc có kế hoạch đào tạo tay nghề cho người lao động tại chỗ và từ các trung tâm đào tạo ở tỉnh, thành phố bằng các hình thức liên doanh và các hình thức khác phù hợp với các đối tượng lao động.

Thành phố cần đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới với một số nội dung cụ thể sau:

- Giảm tăng dân số tự nhiên là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thành phố đạt kết quả.

- Ưu tiên đầu tư giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí trong thành phố. - Phát triển mạnh các trường và cơ sở dạy nghề.

- Tổ chức các khóa đào tạo các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ trang trại.

- Thành lập các trung tâm học tập cộng đồng, các lớp huấn luyện các ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.

- Có chính sách đãi ngộ các nhà quản lý giỏi, các cán bộ, chuyên gia khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao…

- Tăng cường thông tin đại chúng, đáp ứng các yêu cầu về thông tin cho nhân dân, đặc biệt các thông tin về kinh tế, khoa học – kĩ thuật…

- Đẩy mạnh phát triển các trung tâm tư vấn tìm kiếm việc làm để huy động nguồn lao động xã hội trong thành phố một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu đô thị hóa thành phố trà vinh, thực trạng và định hướng (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)