6. Tổng quan tài liệu nghiêncứu
2.1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
CÔNG NGHỆ INTERNET TẠI VIỆT NAM
Internet chính thức được cung cấp tại Việt Nam vào năm 1997 với số lượng người dùng hạn chế và ứng dụng chủ yếu của người dùng là để đọc tin
tức, trò chuyện trực tuyến, trao đổi thông tin, gửi và nhận e-mail.
Giai đoạn 1997 – 2000, theo thống kê của tập đoàn bưu chính Viễn
thông VNPT cho biết, tốc độ tăng trưởng của internet tại Việt Nam bình quân
đạt 260%/năm, số lượng người dùng bình quân mỗi tháng phát triển thêm 1500 thuê bao đăng kí mới. Trên phạm vi thế giới, trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng
thứ 17 trong top 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới.
Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000-2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8
lần so với quốc gia đứng thứ hai1.
Sau hơn 10 năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam, internet đã không ngừng phát triển mạnh mẽ, tính đến tháng 7 năm 2011, số liệu của Tổng cục
Thống kê cho biết, số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với một tốc độ đáng kinh ngạc, số người Việt Nam truy cập Internet trong tháng 7/2011 đã đạt 31 triệu, chiếm tỷ lệ hơn 35% dân số Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu Net Index 2011 vừa được công bố, Internet đã
vượt qua radio và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng
hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%. E-mail và Messenger
1
44
vẫn là phương tiện kết nối trực tuyến thông dụng. Đọc tin tức trên mạng là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, tiếp sau là truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96% người tham gia. Số người sử dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội đã tăng từ 41% năm 2010 lên
55% năm 2011.
Người sử dụng Internet ở độ tuổi từ 15 đến 24 quan tâm chủ yếu đến
nội dung giải trí, đặc biệt là game trực tuyến (38%), nhạc trong nước (57%)
và thể thao (39%). Bên cạnh đó, giới trẻ cũng sử dụng Internet để cập nhật
thông tin trên trang mạng xã hội (52%), xem video và hình ảnh thú vị trên mạng (45%). Tỷ lệ truy cập tại gia đình tăng từ 75% (2010) lên 88% (2011),
trong khi đó tỷ lệ truy cập từ Internet cà phê đã giảm từ 42% năm ngoái
xuống còn 36% trong năm nay. Những gói cước hấp dẫn cùng với sự hiện
diện của công nghệ 3G ở Việt Nam đang đẩy mạnh xu hướng truy cập bằng điện thoại di động (30%). Số lượng người truy cập từ điện thoại di động đang tăng trưởng mạnh tại các thành phố như Đà Nẵng (tăng từ 26% năm 2010 lên
46% năm 2011) và Cần Thơ (tăng từ 25% lên 61% ). Các thiết bị di động đáp ứng nhu cầu kết nối liên tục và cập nhật thông tin tức thời của người dùng đến
các trang mạng xã hội (15%).
Nhưng người dùng vẫn chưa thật sự tin tưởng vào sự an toàn của việc
thanh toán trực tuyến. Kết quả cho thấy, giao dịch trực tuyến chủ yếu được
thanh toán bằng tiền mặt (93%) và chuyển khoản ATM (18%).
Người dùng chủ yếu sử dụng Internet để so sánh và tìm hiểu thông tin
về sản phẩm hơn là để thanh toán trực tuyến (18%). Tuy nhiên, hình thức
thanh toán trực tuyến cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Thời gian gần đây, mua hàng theo nhóm đang trở thành một hiện tượng và mức độ nhận biết
45
về hình thức này khá cao (58%). Tuy vậy mức độ quan tâm và sử dụng thì vẫn còn hạn chế (13%)2
Mặt khác, báo cáo NetCitizens của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo năm 2011 cho thấy, hằng năm có đến 43% lượng người sử dụng internet để truy cập các trang mua sắm và đấu giá.