Chất lượng hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của trang web bán hàng trực tuyến mua ban net (Trang 27 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiêncứu

1.2.5. Chất lượng hệ thống

Theo DeLone và McLean (1992), nhiều thước đo bản thân hệ thống xử

lý thông tin từ các nghiên cứu thực nghiệm như: độ tin cậy, thời gian phản ứng, dễ sử dụng, hữu ích, tính linh hoạt, khả năng truy cập… phân tích chi phí, lợi ích đã được trình bày như một thước đo đánh giá giá trị của các hệ

thống thông tin.

Rainer và Watson (1995) cũng xem xét tính dễ sử dụng như sự hiện

diện của các chức năng hoạt động cụ thể của hệ thống như là các thước đo đánh giá chất lượng hệ thống trong nghiên cứu về sự thành công hệ thống

thông tin.

Theo Eldon (1997), chất lượng hệ thống bao gồm thời gian đáp ứng,

thuận tiện truy cập, sử dụng ngôn ngữ kí tự, nhận thức về yêu cầu người sử

dụng, sửa lỗi dữ liệu và mô hình bảo mật hệ thống, các thủ tục, tài liệu hướng

dẫn, sự linh hoạt của hệ thống, và tính toàn vẹn của hệ thống. Liu cùng cộng

19

nhanh, sửa lỗi nhanh chóng, các hoạt động khắc phục và tính toán, cảm nhận

tính dễ sử dụng, và toàn vẹn của hệ thống. Rai cùng cộng sự (2002) sử dụng

cảm nhận tính dễ sử dụng như là một khía cạnh của chất lượng hệ thống trong

việc đánh giá các mô hình của hệ thống cung cấp thông tin (Information

Systems Services) và Negash cùng cộng sự (2003) sử dụng các biến về sự tương tác, khả năng truy cập như là một khía cạnh của chất lượng hệ thống. DeLone & McLean (2003) cho thấy chất lượng hệ thống có nghĩa là bao gồm

khả năng thích ứng, cảm nhận tính hữu dụng, độ tin cậy, thời gian đáp ứng, và cảm nhận tính dễ sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của trang web bán hàng trực tuyến mua ban net (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)