Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Trang 53 - 60)

Trong những năm 2008-2013, dư nợ tín dụng, tổng tiền gửi, tài sản thanh khoản và các tài sản khác của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tăng trưởng liên tục, thể hiện cụ thể trong đồ thị 4.5. Dư nợ tín dụng của các Ngân hàng trong mẫu

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 NHTM

xem xéttăng từ 980883,3 tỷ VND (2008) lên 2611723,95 VND (2013). Tổng tiền gửi của hệ thống tăng từ 1359621,9 tỷ VND (2008) lên 3442580,8 tỷ VND (2013). Tài sản thanh khoản tăng từ 334642,2 tỷ VND (2008) lên 798499,3 tỷ VND (2013). Tài sản sinh lợi khác tăng từ 494124 tỷ VND (2008) lên 1284198,7 (2013). Thông qua đồ thị 4.5, các yếu tố này mặc dù có xu hướng tăng lên qua từng năm nhưng có những điểm gãy thể hiện sự tăng trưởng chậm lại hoặc đi xuống (với trường hợp của tài sản khác giai đoạn 2011-2012) trong các khoảng thời gian 2008-2009, 2011- 2012. Các yếu tố này tăng mạnh qua các năm cho thấy các Ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tài chính của NHTM giai đoạn 2008 – 2013

Đồ thị 4.5: Dư nợ tín dụng, tổng tiền gửi, tài sản thanh khoản và các tài sản khác của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 (tỷ VND).

Cụ thể, tín dụng Ngân hàng được thể hiện thông qua đồ thị 4.6, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng này giảm nhẹ trong năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế nổ ra và giai đoạn 2011-2014 trong lúc nợ xấu ngành Ngân hàng tăng mạnh, cản trở hoạt động tín dụng của hệ thống.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 DƯ NỢ TÍN DỤNG TỔNG TiỀN GỬI TÀI SẢN THANH KHOẢN TÀI SẢN KHÁC

Đồ thị 4.6: Tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2001-2014 (tỷ VND).

Tiếp theo trong bảng 4.5, ta sẽ đi xem xét về tình hình nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007-2014. Trong giai đoạn 2007-2014, ở những lúc nền kinh tế thế giới và Việt Nam suy thoái tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh. Cụ thể vào các năm 2008 (nhiều doanh nghiệp phá sản, không có khả năng trả nợ) và năm 2012-2013 (lạm phát tăng cao, nhà nước thắt chặt tiền tệ, lãi suất đi vay cao nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong trả lãi vay). Tính đến những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm nhưng đây vẫn là vấn đề chính, được Ngân hàng Nhà nước xem trọng và thúc đẩy giải quyết để giúp hệ thống tín dụng nước ta trở nên khoẻ mạnh hơn.

Bảng 4.5: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2014 (tỷ VND).

Nguồn Bloomberg

Theo đồ thị 4.7 xem xéttổng chi phí và lợi nhuận của các NHTM trong bài nghiên cứu thấy rằng, tổng chi phí tăng mạnh trong khoảng năm 2009-2011, giảm nhẹ năm 2008 và năm 2012 là các năm mà nền kinh tế thế giới và Việt Nam rơi vào suy thoái. Tương tự, tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng nhẹ trong giai đoạn 2009- 2011. Có thể nhận xét, hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam khá ổn định trong giai đoạn 2009-2011 vì quy mô tổng tiền gửi và chi phí quản lý tăng kéo theo tổng chi phí tăng, Ngân hàng có nguồn vốn huy động dồi dào để đáp ứng tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này. Hơn nữa, lợi nhuận cũng tăng nhẹ cũng minh chứng hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tài chính của NHTM giai đoạn 2008 – 2013.

Đồ thị 4.7: Tổng chi phí và lợi nhuận của các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 (tỷ VND).

Theo đồ thị 4.8, tăng trưởng doanh thu ngành cùng hướng với tốc độ tăng GDP. Khi GDP giảm doanh thu ngành có chiều hướng giảm sâu. Cụ thể, trong năm 2008- 2009, do khủng hoảng thế giới nên doanh thu ngành giảm đáng kể. Giai đoạn 2012- 2013, kinh tế Việt Nam bất ổn, ngành ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành quay về mức 0%. Ngược lại, khi nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam có dấu hiệu hồi phục trở lại vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP và doanh thu toàn ngành Ngân hàng đều tăng.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 CHI PHÍ LỢI NHUẬN

Nguồn Bloomberg

Đồ thị 4.8: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành và tăng trưởng GDP (%)

Trong bảng 4.6, cho thấy ROE của một số Ngân hàng đại diện và toàn hệ thống Ngân hàng từ năm 2008-2014, ROE của ngành Ngân hàng khá cao, trên 10% trong các năm, dù trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, bất ổn. Xem xét kết hợp vớ doanh thu ngành, chi phí và lợi nhuận sau thuế có thể kết luận rằng ngành Ngân hàng đang ở giai đoạn tăng trưởng.

Bảng 4.6: ROE trung bình ngành và nhóm Ngân hàng đại diện (%)

Nguồn Bloomberg

Hiệu quả hoạt hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm, chỉ có ở những thời điểm 2008 và 2012 có giảm do tác động của khủng hoảng và bất ổn trên thị trường tài chính ở Việt Nam. Phân tích sự đa dạng HĐQT trong thời gian qua thấy rằng, việc đa dạng hoá giới tính ở Ngân hàng Việt Nam có xu hướng ổn định. Với đa dạng hoá quốc tịch, xu hướng tăng lên rất rõ nét qua các năm trong giai đoạn 2006-2015. Tác giả nhận định rằng, với nhân tố đa dạng quốc tịch sẽ có những tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Cũng dễ nhận thấy, ở những năm nền kinh tế không ổn định và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng xuống thấp, việc đa dạng hoá HĐQT càng được đẩy mạnh.

Để có thể xác nhận các giả thuyết và đưa ra chính sách quản trị thích hợp cho các Ngân hàng Việt Nam, tác giả đã kiểm định mô hình xem xét hiệu quả hoạt động theo đa dạng hoá HĐQT và trả lời câu hỏi: Khi sự đa dạng hoá HĐQT tăng lên liệu hiệu quả hoạt động của Ngân hàng có tăng tương ứng?

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)