Ứng dụng SFA để đo lường hiệu quả hoạt động Ngân hàng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Trang 33 - 34)

Một số bài nghiên cứu đo lường sự ảnh hưởng của quản trị Ngân hàng lên hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng phương pháp chi phí hiệu quả và lợi nhuận hiệu quả. Cụ thể, Bozec và Dıa (2007) phân tích ảnh hưởng của HĐQT lên các doanh nghiệp nhà nước Canada và tìm ra rằng kích thước của HĐQT và số lượng các thành viên quản trị không tham gia điều hành ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kĩ thuật chỉ khi các doanh nghiệp này đặt trong thị trường có luật chặt chẽ. Lin và cộng sự (2009) thấy rằng sự sở hữu nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động, trong khi đó các công ty có cổ phần đại chúng lại ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động (trường hợp các công ty Trung Quốc). Tanna và cộng sự (2009) kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả hoạt động Ngân hàng tại Mỹ và thấy rằng mối quan hệ này không có ý nghĩa khi xem xét kích thước HĐQT và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu tương tự của Agoraki và cộng sự (2009) ở các Ngân hàng châu Âu tìm ra rằng kích thước HĐQT có mối quan hệ tiêu cực và thành phần

HĐQT không có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua phương pháp hiệu quả chi phí. Tại Tây Ban Nha, María và Sánchez (2010) phát hiện hiệu quả kĩ thuật sẽ tăng khi có sự đa dạng hoá HĐQT trong khi kích thước HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận. Ở Nepal, Ravi và Hovey (2013) kiểm tra ảnh hưởng của quản trị lên hiệu quả của Ngân hàng. Nghiên cứu thấy rằng Hội đồng quản trị càng lớn và các thành viên có tỷ lệ sở hữu cổ phần càng thấp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu của Gitundu Esther Wanjugu và các đồng sự (2015) về sự thay đổi của quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ở Kenya kết luận tỷ lệ phụ nữ tham gia vào HĐQT phải đạt ít nhất 30% số thành viên trong HĐQT. Tuy nhiên, bổ nhiệm nữ thành viên HĐQT phải đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng để cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (đo lường thông qua hiệu quả chi phí và hiệu quả kĩ thuật). Những nghiên cứu này cho thấy rằng phương pháp biên ngẫu nhiên cũng thường được sử dụng đo lường hiệu quả hoạt động trong mối quan hệ giữa đại lượng này và quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không sử dụng phương pháp Biên ngẫu nhiên đo lường hiệu quả hoạt động tại ngân hàng trong mối quan hệ với sự đa dạng trong giới tính, quốc tịch. Do đó, khác với các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu của tác giả đo lường hiệu quả hoạt động bằng phương pháp Biên ngẫu nhiên (SFA).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Trang 33 - 34)