ln( = + + + + + +year dummy+ ln ln
Với ngân hàng i, thời gian t, k là hệ số thể hiện biến đầu vào.
C: tổng chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi của ngân hàng. Đối với hàm hiệu quả lợi nhuận, C sẽ được thay bằng P: lợi nhuận ròng của Ngân hàng i trong năm t.
y: bốn biến đầu vào lần lượt tổng nợ, tổng tiền gửi, tài sản thanh khoản và tài sản khác.
w: ba chi phí đầu vào lần lượt là giá của vốn (chi phí trả lãi/ tổng tiền gửi), là giá của chi phí cố định (chi phí hoạt động/tài sản cố định), là chi phí lao động (chi phí lao động/tổng số lượng nhân viên).
z: tổng tài sản giúp giảm hiện tượng phương sai thay đổi cho phép các ngân hàng có quy mô khác nhau có thể so sánh phần dư từ hàm hiệu quả đã tính toán được.
ln : mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng
ln : sai số ngẫu nhiên (kết hợp đo lường sai số và vận may)
Hiệu quả chi phí được xác định bằng cách đối chiếu chi phí thực tế với chi phí thấp nhất có thể đạt được trong cùng điều kiện và đầu ra giống nhau. Hiệu quả chi phí được ước lượng thông qua hệ số hiệu quả ln , được tính toán dựa trên phần dư của hàm chi phí sử dụng giả định phân phối nửa chuẩn (half-normal distributional) và ln là biến số ngẫu nhiên theo giả định phân phối chuẩn.Tuy nhiên, những biến động ngẫu nhiên ln có thể làm tăng hoặc giảm chi phí hoặc lợi nhuận, ln có thể kiểm soát thông qua việc giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Biên lợi nhuận chính nó là biến số ngẫu nhiên ln và tính hiệu quả , nói cách khác đó chính là khoảng cách từ đường giới hạn hiệu quả đến giá trị hiệu quả thực tế.
Hiệu quả lợi nhuận cũng được tính toán tương tự. Tổng lợi nhuận sẽ thay thế cho tổng chi phí ở vế trái phương trình và phải đưa một hằng số trước khi tính toán hàm log để tránh nhận giá trị âm. Tổng lợi nhuận chính là lợi nhuận ròng của ngân hàng.
Từ mô hình (3.1) sẽ tìm ra ln thể hiện mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đây sẽ trở thành biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy.
3.2.1.3. Ứng dụng SFA để đo lường hiệu quả hoạt động Ngân hàng
Một số bài nghiên cứu đo lường sự ảnh hưởng của quản trị Ngân hàng lên hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng phương pháp chi phí hiệu quả và lợi nhuận hiệu quả. Cụ thể, Bozec và Dıa (2007) phân tích ảnh hưởng của HĐQT lên các doanh nghiệp nhà nước Canada và tìm ra rằng kích thước của HĐQT và số lượng các thành viên quản trị không tham gia điều hành ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kĩ thuật chỉ khi các doanh nghiệp này đặt trong thị trường có luật chặt chẽ. Lin và cộng sự (2009) thấy rằng sự sở hữu nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động, trong khi đó các công ty có cổ phần đại chúng lại ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động (trường hợp các công ty Trung Quốc). Tanna và cộng sự (2009) kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả hoạt động Ngân hàng tại Mỹ và thấy rằng mối quan hệ này không có ý nghĩa khi xem xét kích thước HĐQT và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu tương tự của Agoraki và cộng sự (2009) ở các Ngân hàng châu Âu tìm ra rằng kích thước HĐQT có mối quan hệ tiêu cực và thành phần
HĐQT không có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua phương pháp hiệu quả chi phí. Tại Tây Ban Nha, María và Sánchez (2010) phát hiện hiệu quả kĩ thuật sẽ tăng khi có sự đa dạng hoá HĐQT trong khi kích thước HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận. Ở Nepal, Ravi và Hovey (2013) kiểm tra ảnh hưởng của quản trị lên hiệu quả của Ngân hàng. Nghiên cứu thấy rằng Hội đồng quản trị càng lớn và các thành viên có tỷ lệ sở hữu cổ phần càng thấp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu của Gitundu Esther Wanjugu và các đồng sự (2015) về sự thay đổi của quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ở Kenya kết luận tỷ lệ phụ nữ tham gia vào HĐQT phải đạt ít nhất 30% số thành viên trong HĐQT. Tuy nhiên, bổ nhiệm nữ thành viên HĐQT phải đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng để cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (đo lường thông qua hiệu quả chi phí và hiệu quả kĩ thuật). Những nghiên cứu này cho thấy rằng phương pháp biên ngẫu nhiên cũng thường được sử dụng đo lường hiệu quả hoạt động trong mối quan hệ giữa đại lượng này và quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không sử dụng phương pháp Biên ngẫu nhiên đo lường hiệu quả hoạt động tại ngân hàng trong mối quan hệ với sự đa dạng trong giới tính, quốc tịch. Do đó, khác với các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu của tác giả đo lường hiệu quả hoạt động bằng phương pháp Biên ngẫu nhiên (SFA).
3.2.2. Mô hình định lượng
Dựa trên bài nghiên cứu của Emma García-Meca et al. (2014) về hiệu quả hoạt động Ngân hàng và đa dạng HĐQT (giới tính và quốc tich), tác giả xây dựng mô hình thực nghiệm 3.2, sử dụng dữ liệu bảng: Trong đó: (3.2)
CEFF Hiệu quả chi phí tính theo phương pháp SFA PEFF Hiệu quả lợi nhuận tính theo phương pháp SFA. WOMEN Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT
FOREIGNERS Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong HĐQT BoardSize Tổng số thành viên HĐQ
Indep Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT Duality Biến giả thể hiện sự độc lập trong HĐQT ActivityBoard Số cuộc họp hội đồng cổ đông hằng năm Loans Cho vay/Tổng tài sản
BankSize Log tổng tài sản ngân hàng
3.2.3. Mô hình hồi quy bằng phương pháp Difference Generalized Method of Moments (DGMM) Moments (DGMM)
3.2.3.1. Các biến trong mô hình hồi quy
Trong các nghiên cứu trước đây về đa dạng Hội đồng quản trị thể hiện qua hai yếu tố là quốc tịch, giói tính và hiệu quả hoạt động Ngân hàng (Emma García-Meca et al., 2014) phát hiện có hiện tượng nội sinh ở hai biến độc lập chính. Không những vậy quy mô của các Ngân hàng trong hệ thống không giống nhau nên dẫn đến hiện tượng phương sai thay đổi. Để giải quyết các hiện tượng này, tác giả chọn phương pháp DGMM để khắc phục hiện tượng nội sinh và phương sai thay đổi.
Bên cạnh biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động Ngân hàng được nhắc đến ở phần trên, các biến tỷ lệ nữ trong HĐQT và tỷ lệ thành viên mang quốc tịch nước ngoài trong HĐQT thể hiện đa dạng hoá trong HĐQT, đây là các biến chính hay còn gọi là biến giải thích. Để tránh hiện tượng nội sinh và cho kết quả không chệch, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các biến điều khiển trong mô hình hồi quy.Các biến điều khiển ở đây một số dựa trên lý thuyết quản trị doanh nghiệp và một số liên quan đến hoạt động, quy mô của Ngân hàng. Các biến này đều có tác động đến hiệu quả doanh nghiệp, cụ thể:
Quy mô Hội đồng quản trị: Liên quan đến mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có hai trường phái về vấn đề này. Trường phái đầu tiên ủng hộ quan điểm quy mô Hội đồng quản trị nhỏ sẽ đóng góp nhiều đến sự thành công của doanh nghiệp vì nếu quy mô HĐQT gia tăng, sự điều hành của HĐQT trở nên kém hiệu quả hơn do vấn đề “đi nhờ xe không trả tiền” giữa các thành viên làm kéo dài thời gian ra quyết định (Lipton and Lorsch, 1992; Jensen, 1993; Yermack, 1996). Trường phái thứ hai lại khẳng định quy mô Hội đồng quản trị lớn sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Pfeffer, 1972; Klein, 1998; Coles and ctg, 2008). Những nghiên cứu này giải thích rằng do sự phức tạp trong môi trường kinh doanh và văn hoá tổ chức, quy mô Hội đồng quản trị lớn sẽ đưa ra những lời khuyên cho Ban điều hành công ty, giúp giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Klein, 1998). Hơn nữa, quy mô Hội đồng quản trị lớnsẽ tham khảo được nhiều ý kiến, thông tin từ các thành viên Hội đồng quản trị vì thế hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tốt hơn (Dalton và ctg, 1999). Truong và các cộng sự (1998) đã chỉ ra rằng ở Việt Nam, có một sự khác biệt đáng kể trong văn hóa quản lý so với thông lệ quốc tế. Ví dụ, những nhà quản lý người Việt Nam không muốn chia sẻ quyền lực quản lý. Triết lý này phản ánh một "khoảng trống quyền lực" trong các doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa quản trị ở Việt Nam này hoàn toàn trái ngược với các nguyên tắc làm việc. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng quy mô HĐQT càng lớn càng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động.
Sự kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành: Các nghiên cứu thực nghiệm chưa thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hànhcó ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dù vậy, luôn có một thỏa thuận ngầm giữa các cổ đông, nhà đầu tư, và hoạch định chính sách, theo đó Chủ tịch hội đồng quản trị không thể cùng lúc là giám đốc điều hành. Theo nghiên cứu của Dahya và cộng sự (2009) từ năm 1994 đến năm 2003, các nhà hoạch định chính sách tại 15 quốc gia tiên tiến và Anh đề nghị Chủ tịch hội đồng quản trị không nên kiêm nhiệm giám đốc điều hành. Tại
châu Âu, 84% tổng số công ty tách biệt vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành doanh nghiệp (Heidrick và Struggles, 2009). Theo Nghiên cứu Hewa-Wellalage và Locke, ở Sri Lanka, quản trị doanh nghiệp cần nhấn mạnh sự cân bằng quyền lực trong công ty, giúp giảm thiểu ảnh hưởng bất kỳ một cá nhân trong quá trình ra quyết định. Từ đó, tác giả đưa ra kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều giữa sự kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành và hiệu quả hoạt động.
Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị: Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đồng ý về sự quan trọng của thành viên độc lập đến sự thành công của doanh nghiệp. Cụ thể, Elloumi và Gueyié (2001) đã nêu trong bài nghiên cứu của mình những công ty có tỷ lệ thành viên độc lập cao sẽ ít phải chịu những áp lực tài chính hơn. Ngoài ra, khi môi trường kinh doanh xấu đi, doanh nghiệp có nhiều thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có xác suất phá sản thấp hơn (Daily và các cộng sự, 2003). Sự xuất hiện của các thành viên này có thể làm giảm thiểu vấn đề kiêm nhiệm hai chức danh là chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, tránh việc người đưa ra quyết định cũng là người thực thi quyết định, làm tăng tính hiệu quả của các quyết định này. Không những vậy, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT còn hạn chế hành vi vụ lợi và gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của các giám đốc điều hành (Harris và Raviv,2008). Tác giả đưa ra kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm HĐQT này và hiệu quả hoạt động.
Hoạt động của HĐQT: đây là biến thể hiện số cuộc họp hội đồng cổ đông của một doanh nghiệp trong một năm, tác giả đưa ra kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm HĐQT này và hiệu quả hoạt động.
Quy mô của Ngân hàng: bao gồm hai biến là Banksize, chính là hàm logarit của tổng tài sản (tính theo giá trị sổ sách) và biến Loans đo lường tỷ lệ cho vay và tổng tài sản. Mặc dù những Ngân hàng lớn thường mang nhiều đặc điểm như chi phí thấp, thị phần lớn… Tuy nhiên, tốc độ phát triển mới là nhân tố chính xác định lợi nhuận (De Andres và Vallelado, 2008). Vì vậy, tác giả đưa ra kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm HĐQT này và hiệu quả hoạt động.
Bảng 3.2: Mô tả các biến
Ký hiệu biến Tên biến và ý nghĩa Công thức tính
WOMEN Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT ố à ê Đ FOREIGNERS Tỷ lệ thành viên mang quốc tịch nước
ngoài trong HĐQT ướ à Boardsize Tổng số thành viên trong HĐQT N Indep Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT độ ậ Duality
Biến giả thể hiện sự độc lập trong HĐQT.
Nhận giá trị 1 nếu CEO kiêm Chủ tịch HĐQT
Nhận giá trị bằng 0 nếu CEO không là chủ tịch HĐQT
Board activity Số cuộc họp hội đồng
cổ đông hằng năm k
Loans Tỷ lệ cho vay của NHTM
BankSize Logarit của tổng tài
sản log(tổng tài sản)
Bảng 3.3 là mô tả thống kê cho một số biến tỷ lệ thành viên nữ và thành viên mang quốc tịch nước ngoài trong HĐQT, thành viên độc lập trong HĐQT, hoạt động của HĐQT, quy mô Ngân hàng thương mại, tỷ lệ cho vay khách hàng.
Bảng 3.3: Mô tả thống kê cho một số biến Số quan sát Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn WOMEN 285 0.169 0 0.667 0.152 FOREIGNERS 285 0.068 0 0.4 0.111 BOARDSIZE 285 7.140 3 13 1.894 INDEP 285 0.589 0 3 0.882 ACTIVITY BOARD 285 0.712 0 2 0.646 BANKSIZE 285 4.678 2.894 5.930 0.603 LOANS 285 0.518 0.114 1.353 0.152
Tỷ lệ thành viên nữ trung bình trong một HĐQT khoảng 17%, khá cao so với các quốc gia khác trên thế giới. Tỷ lệ thành viên mang quốc tịch nước ngoài trung bình trong một HĐQT là 6.8%. Số lượng thành viên trung bình trong một HĐQT là bảy thành viên, trung bình có một thành viên độc lập.
3.2.3.2. Mô hình Difference Generalized Method of Moments (DGMM)
Hiện tượng nội sinh trong mô hình có thể kiểm soát được thông qua các phương trình đồng thời Maximum likelihood và 2SLS. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình cũng tuỳ thuộc vào tính nhất quán của mẫu trong mô hình (deMiguel và cộng sự, 2005). Các phương pháp này hiệu quả hơn Generalized Method of Moments (GMM), nhưng nếu mẫu không đồng nhất thì kết quả mô hình sẽ bị chệch nhiều vì ta chưa loại trừ các biến không đồng nhất nên dễ gây ra hiện tượng phương sai thay đổi (những đặc tính của công ty sẽ bộc lộ nhiều thông qua các hành vi cụ thể). Sự khác nhau trong đặc điểm của từng Ngân hàng có mối liên quan đến các biến giải thích, bất biến theo thời gian, và chúng tác động trực tiếp đến quá trình ra quyết định của HĐQT.
Vì vậy, trong bài nghiên cứu của Emma García-Meca và các cộng sự (2015) về đa dạng hoá HĐQT tác động đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng sử dụng độ trễ thứ nhất và thứ hai của biến phụ thuộc làm biến công cụ để tránh hiện tượng nội sinh xảy ra trong mô hình.
Dựa vào đó, tác giả sử dụng mô hình Difference Generalized Method of Moments (DGMM) hồi quy mô hình nhằm khắc phục tình trạng nội sinh và phương sai thay đổi. Xét phương trình hồi quy có dạng:
=( + + + +
Trong đó:
: là biến phụ thuộc (biến được giải thích) : là tập hợp các biến độc lập (biến giải thích)
và là sai số.
Với mô hình này khi đưa vào các biến trễ thì ước lượng Hiệu ứng cố định (FE) sẽ bị chệch khi t của dữ liệu nhỏ (Judson và cộng sự, 1996). Mô hình này có thể xảy ra các vấn đề: hiện tượng nội sinh, hiện tượng tự tương quan, tác động cố định và t ngắn.
Để khắc phục hiện tượng nội sinh, phương pháp này sử dụng biến công cụ giống phương pháp 2SLS. Tuy nhiên, biến công cụ ở đây chính là độ trễ của biến phụ thuộc .. Để khắc phục tác động cố định, phương pháp này sử dụng sai phân bậc nhất để chuyển hoá phương trình trên, bằng cách này tác động cố định đặc thù sẽ bị loại trừ vì nó có đặc tính không đổi theo thời gian. Nhờ vậy, hiện tượng tự tương quan (vì sự hiện diện của biến trễ ) cũng được xử lý. Phương pháp này thích hợp cho dữ liệu bảng có t nhỏ và n lớn.
Tính hợp lý của các biến công cụ được sử dụng trong phương pháp DGMM được đánh giá qua kiểm định Sargan và kiểm định Arellano-Bond. Kiểm định Sargan cho thấy mức độ phù hợp của biến công cụ hay nói cách khác biến công cụ này nội sinh
hay không. Gỉa thuyết : biến công cụ là biến ngoại sinh. Vì vậy, biến công cụ phù hợp khi ta chấp nhận giả thuyết ở mức ý nghĩa 10%. Kiểm định Arellano-Bond