Đo lường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bằng phương pháp biên

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Trang 30 - 31)

ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis)

Hiệu quả hoạt động Ngân hàng là một phạm trù rộng lớn với nhiều định nghĩa khác nhau. Đánh giá hiệu quả hoạt động có thể dựa trên:

-Hiệu quả tuyệt đối: theo đó hiệu quả chính là phần chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí phải trả (lợi nhuận kinh doanh). Tuy nhiên, cách tính này có nhược điểm là không thấy được hiệu quả thực sự của các Ngân hàng có quy mô khác nhau vì thông thường các Ngân hàng lớn thường có lợi nhuận cao hơn các Ngân hàng nhỏ nhưng chưa chắc hiệu quả của các Ngân hàng này lớn hơn.

-Hiệu quả tương đối: là thương số giữa phần tăng thêm của kết quả đạt được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Cách tính này cho thấy sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí, có thể so sánh được các Ngân hàng có quy mô khác nhau. Tuy nhiên, nếu sự tăng thêm của doanh thu lớn hơn rất nhiều so với sự tăng thêm

của chi phí, ta cũng không thể kết luận được Ngân hàng đó liệu có kinh doanh hiệu quả.

-Hiệu quả dựa theo trình độ sử dụng nguồn lực: Hiệu quả-efficiency trong kinh tế là mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào (Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, Kinh tế lượng của Nguyễn Khắc Minh). Qua đó, ta thấy rằng hiệu quả kinh tế chính là sự thành công trong việc phân phối đầu vào khan hiếm để có đầu ra nhất định để tối đa doanh thu, lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đo lường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thông qua phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA): khả năng biến đầu vào thành đầu ra. Dựa trên các biến để đo lường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ở các bài nghiên cứu trên thế giới, tác giả xác định các biến để đưa vào mô hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động của NHTM. Biến đầu vào gồm có: Tổng cho vay khách hàng, tổng tiền gửi, tài sản thanh khoản và tài sản tạo thu nhập khác. Biến đầu ra gồm có: chi phí lãi suất/tổng cho vay của Ngân hàng, Chi phí hoạt động khác/Tổng tài sản cố định,Chi phí lao động/Tổng số lượng nhân viên. So với các phương pháp tính hiệu quả khác, phương pháp này có ưu điểm là cho phép tính trực tiếp chỉ số hiệu quả thông qua mức độ sử dụng các nguồn lực và phân tích các yếu tố quyết định đến hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng phổ biến và có hiệu quả cao được các bài nghiên cứu in trên các tạp chí nghiên cứu hàng đầu trên thế giới sử dụng. SFA này sử dụng thích hợp khi xuất hiện hiện tượng nội sinh trong mô hình. Do đó, tác giả chọn phương pháp Biên ngẫu nhiên (SFA) để tính toán hiệu quả hoạt động thay vì sử dụng các phương pháp ROA, ROE, Tobin’s Q.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Trang 30 - 31)