Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm của vi khuẩn Staphylococcus aureus trong thịt lợn tại một số chợ của Thái Nguyên và Tuyên Quang. (Trang 68 - 70)

4.6.1.1. Giải pháp kỹ thuật

* Trong giết mổ

+ Thợ giết thịt và chủ nuôi phải thực hiện tốt các công đoạn vệ sinh từ dụng cụ, quy trình trước, trong và sau khi giết mổ như: Tắm rửa lợn trước khi chọc tiết, cạo lông, mổ lợn ở nơi sạch sẽ, làm lòng riêng biệt.

+ Không được giết mổ lợn ốm bệnh mà chưa rõ nguyên nhân. + Sử dụng nguồn nước sạch cho việc giết mổ và làm lòng.

* Trong vận chuyển, phân phối, tiêu thụ

+ Khi vận chuyển phải có túi nilon bọc kín hoặc thùng đựng chuyên dụng. + Dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi bán thịt, chất liệu phải không han gỉ, bóng, không thấm nước để dễ cọ rửa.

+ Phải có lưới che đậy ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác trên thịt.

+ Không mổ thịt lợn một cách ồ ạt để thời gian tiêu thụ trên một con lợn là thời gian ngắn nhất.

* Trong kiểm soát giết mổ

+ Cán bộ kiểm dịch phải 100% được đào tạo qua lớp kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật, có sức khỏe và tâm huyết nghề nghiệp.

+ Xử lý nghiêm túc các sản phẩm thịt không đủ tiêu chuẩn VSATTP

* Trong quá trình chế biến, sử dụng

+ Chọn mua thịt an toàn, mua ở những địa chỉ tin cậy, thịt phải có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch đúng quy định. Kiên quyết không mua thịt khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng, không rõ về nguồn gốc.

+ Chế biến thịt đúng cách, thịt phải được nấu chín kỹ, không ăn thịt sống hay thịt tái.

+ Có đủ nước để chế biến, vệ sinh dụng cụ. Nếu không có nước máy thì phải khử trùng nước bằng Cloramin trước khi sử dụng.

+ Thịt sau khi chế biến phải ăn ngay trong vòng 2 giờ, không ăn thức ăn cũ hay nguội. Sau 2 giờ, muốn ăn thì phải đun kỹ lại, không để thịt đã qua chế biến 4 giờ mới ăn. Thức ăn chín và thức ăn sống phải được để riêng biệt.

4.6.1.2. Các giải pháp quản lý

- Các cấp chính quyền, chuyên ngành thú y cấp trên, UBND thành phố, xã chỉ đạo Trạm thú y và cán bộ kiểm dịch phối hợp chặt chẽ với tổ kiểm tra liên ngành, Ban quản lý chợ thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y các quầy bán kinh doanh thịt, kiểm tra 100% số chợ và các tụ điểm buôn bán thịt trong toàn thành phố.

- Chuyên ngành thú y không ngừng nâng cao vai trò tham mưu, quản lý và thường xuyên nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ thú y làm công tác kiểm tra, kiểm dịch.

4.6.1.3. Các giải pháp xã hội

- Đối với người kinh doanh thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn: Phải có bản cam kết với cấp chính quyền và Trạm thú y thực hiện đúng các quy định cần thiết của quầy hàng để giảm thiểu ô nhiễm do vi sinh vật.

- Đối với người tiêu thụ: Các cơ quan chức năng cần khuyến cáo cho nhân dân biết về an toàn vệ sinh thực phẩm từ đó họ sẽ có cách nghĩ, cách làm đúng để hạn chế thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm cho người và truyền lây vi sinh vật sang động vật khác từ sử dụng thịt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm của vi khuẩn Staphylococcus aureus trong thịt lợn tại một số chợ của Thái Nguyên và Tuyên Quang. (Trang 68 - 70)