Đặc tính nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm của vi khuẩn Staphylococcus aureus trong thịt lợn tại một số chợ của Thái Nguyên và Tuyên Quang. (Trang 27 - 28)

Tụ cầu sống hiếu khí tùy tiện, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích hợp 30 - 370

C; pH: 7,2 - 7,6.

Ở nhiệt độ phòng thoáng, có ánh sáng, tụ cầu khuẩn sinh ra sắc tố (pigment) như: sắc tố vàng, sắc tố trắng, sắc tố vàng chanh. Các sắc tố của tụ cầu không tan trong nước nhưng tan trong ether, benzen, aceton, chloroform. Tạo sắc tố tốt nhất khi nuôi cấy tụ cầu ở môi trường thạch sữa, thạch khoai tây với nhiệt độ từ 20 - 250

C.

Theo Lê Văn Phụng và cs (2009) [13] cho biết:

+ Môi trường thạch thường: Tụ cầu mọc với khuẩn lạc dạng S trơn lồi, đường kính khoảng 1 - 2 mm. Sau 24 giờ ở 370C, khuẩn lạc thường có màu vàng chanh.

+ Môi trường nước thịt: Sau 5 - 6h nuôi cấy ở điều kiện 370C vi khuẩn phát triển làm đục môi trường, sau 24h độ đục tăng, lắng cặn nhiều, không tạo màng trên mặt môi trường.

+ Môi trường thạch máu: Vi khuẩn mọc tốt, sau 24h/370

C hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu trắng, có thể gây dung huyết (thường là tụ cầu gây bệnh) hoặc không.

+ Môi trường MSA (Manitol salt agar) hay còn gọi là môi trường Chapman: khuẩn lạc tròn, bờ đều, lồi, màu vàng nhạt đến vàng đậm và làm vàng môi trường xung quanh khuẩn lạc (do lên men đường manitol) (Mary K.S và cs, 2002) [32]

Ngoài thể điển hình là thể S (Smooth: trơn nhẵn), tụ cầu khuẩn còn có thể tạo ra khuẩn lạc thể R (Rough: xù xì). Ở canh thang dinh dưỡng, chúng mọc làm đục đều và có cặn ở đáy. Trong trường hợp đầy đủ dưỡng khí, tụ cầu khuẩn mọc và tạo thành váng ở trên bề mặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm của vi khuẩn Staphylococcus aureus trong thịt lợn tại một số chợ của Thái Nguyên và Tuyên Quang. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)