Nội dung thiết kế

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 theo phương pháp đọc hiểu (Trang 89 - 111)

1975

3.3.Nội dung thiết kế

Bến quê

- Nguyễn Minh Châu -

A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:

Giúp HS:

- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

- Thấy và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện: tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lý.

- Rèn luyện kĩ năng phát biểu miệng: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở biết tìm ý, lập ý đúng với yêu cầu của bài văn nghị luận.

3. Tư tưởng:

Bồi dưỡng tình yêu gia đình, quê hương.

B. Phương pháp, phương tiện thực hiện: 1. Phương pháp: - Phương pháp đọc – hiểu. - Phương pháp nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: - SGK Ngữ văn 9, tập 2. - SGV Ngữ văn 9, tập 2.

- Tranh ảnh minh hoạ về bến sông quê. C. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Qua bài thơ “Mây và sóng”, nhà thơ R. Tagore muốn thể hiện

điều gì?

(Yêu cầu trả lời: Nhà thơ muốn ca ngợi tình thương yêu của em bé đối

với mẹ; rộng hơn là ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt). 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Hướng dẫn HS đọc Chú thích và thực hiện các yêu cầu: + Nêu những nét chính về tác giả?

+ Nêu xuất xứ của tác

HS đọc Chú thích SGK.

- Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.

- Trả lời câu hỏi.

I. Đọc – tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; có đóng góp lớn vào sự nghiệp đổi mới văn học Việt Nam hiện đại.

phẩm?

- GV bổ sung tri thức về phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975: hướng về đời sống thế sự, tìm ra triết lý nhân sinh. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản. * GV treo tranh vẽ (hoặc ảnh chụp) bến sông quê. * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản, đọc Chú thích để hiểu từ khó. * Hướng dẫn HS tìm hiểu cốt truyện.

- Yêu cầu: Hãy tóm tắt văn bản. - Đọc diễn cảm văn bản. - Đọc giải nghĩa từ khó trong phần Chú thích. - Thảo luận nhóm, trả lời. In trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1985.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Cốt truyện:

- Nhân vật Nhĩ từng đi khắp nơi trên trái đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. - Nhìn qua cửa sổ, Nhĩ phát hiện vẻ đẹp của bãi bồi bên kia

* Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh ngộ, tâm trạng nhân vật Nhĩ. - Nhân vật Nhĩ đã ở vào hoàn cảnh nào? - Cảnh ngộ ấy có ý nghĩa gì đối với nhân vật Nhĩ? - Nhân vật Nhĩ đã cảm - Phát hiện, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. sông.

- Cũng trong những ngày cuối đời Nhĩ mới nhận ra nét đẹp của sự chịu đựng, tần tảo, hy sinh nơi người vợ.

- Khao khát được đặt chân một lần lên bãi bồi bên kia sông, Nhĩ nhờ đứa con mình sang bên đó nhưng anh con trai không hiểu ước muốn của cha đã sà vào đám chơi cờ phá thế trên hè phố.

2. Cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật Nhĩ:

a. Cảnh ngộ:

- Nhân vật Nhĩ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt: Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là Liên – vợ Nhĩ.

- Nhân vật đã ở vào thời điểm những ngày cuối của cuộc đời; có thời gian hồi tưởng, chiêm nghiệm lại cuộc đời của mình. b. Tâm trạng nhân vật Nhĩ:

nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu từ điểm nhìn nào?

- Cụ thể, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên như thế nào dưới ánh mắt của Nhĩ?

- Để cảm nhận được vẻ đẹp ấy, nhân vật là người như thế nào? - Trong hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo, Nhĩ đã có cảm nhận gì về quỹ thời gian của đời mình?

- Nhĩ đã có cảm nhận gì về Liên? Từ ngữ nào - Phát hiện, trả lời. - Tìm dẫn chứng SGK, trả lời. - Hoạt động cá nhân, nhận xét, bổ sung. - Phát hiện, trả lời. - Phát hiện, đưa ra nhận xét cá nhân. - Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của Nhĩ:

+ Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn.

+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. + Vòm trời như cao hơn, những tia nắng sớm từ từ di chuyển… + Bãi bồi phù sa màu mỡ bên kia sông…

-> Nhân vật Nhĩ là người giàu xúc cảm, tinh tế.

- Cảm nhận của Nhĩ về thời gian của cuộc đời mình chẳng còn bao lâu nữa; thể hiện trong những câu hỏi với Liên:

+ “Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?” + “Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?”

- Cảm nhận của Nhĩ về Liên: + Lần đầu tiên để ý thấy Liên

diễn tả suy nghĩ của Nhĩ?

- Nhĩ đã có niềm khao khát gì trong những ngày cuối đời?

- Nhĩ đã làm gì để thực hiện điều đó?

- Người con trai có thực hiện yêu cầu của bố không?

- Niềm khao khát của Nhĩ có ý nghĩa gì? - Suy nghĩ trả lời. - Trả lời. - Phát hiện, trả lời. - Thảo luận. - Đưa ra ý kiến cá nhân. đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh; Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh”.

+ Trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ: “… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.

- Niềm khao khát của Nhĩ: được đặt chân một lần lên bãi bồi bên kia sông.

+ Nhĩ đã nhờ đứa con trai thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. + Anh con trai không hiểu được ước muốn của bố nên đã làm một cách miễn cưỡng, và rồi lại bị hấp dẫn bởi trò chơi gặp trên đường đi.

-> Niềm khao khát của Nhĩ là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu

- Nhĩ đã rút ra được quy luật gì của đời người?

- Nhân vật Nhĩ đã có hành động gì ở cuối truyện? - Hành động đó có ý nghĩa gì? * Hướng dẫn HS tìm hiểu về chiều sâu tư

- Thảo luận, nhận xét. - Dựa vào SGK tìm dẫn chứng. - Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình.

xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.

=> Nhĩ đã rút ra được quy luật phổ biến của đời người: “… con người ta trên đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình”.

- Hành động của nhân vật Nhĩ ở cuối truyện: thu hết sức lực… giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.

-> Nhĩ đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

ý nghĩa khái quát: thức tỉnh

mọi người đừng sa vào những cái vòng vèo, chùng chình để hướng về những giá trị gần gũi, đích thực của cuộc sống.

3. Chiều sâu tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật:

tưởng và đặc sắc nghệ thuật.

- Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện này?

- Để thể hiện tư tưởng, nhà văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? - Thảo luận. - Cử đại diện trình bày ý kiến.

- Dựa vào văn bản khái quát về nghệ thuật.

- Tư tưởng nhà văn:

+ Triết lý về quy luật phổ biến của đời người: con người – nhất là khi còn trẻ hay bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những ham muốn xa vời. + Sự thức tỉnh con người trở về với những giá trị bền vững, đích thực. Đó là gia đình, làng xóm, quê hương. - Đặc sắc nghệ thuật qua hình ảnh biểu tượng:

+ Hình ảnh bãi bồi, toàn bộ khung cảnh thiên nhiên… là vẻ đẹp của đời sống bình dị, quen thuộc, rộng ra là quê hương, xứ sở.

+ Những bông hoa bằng lăng, tiếng những tảng đất lở… gợi ra sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối.

+ Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên lề đường: gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời con người khó

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS củng cố.

- Hãy nêu nhận xét chung sau khi học xong tác phẩm (về nội dung, nghệ thuật)?

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập, mở rộng.

1. Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn.

2. Nêu cảm nghĩ về đoạn văn: “Không khéo

- Hoạt động độc lập. - Đọc phần Ghi nhớ SGK. - Đọc lại đoạn văn. - Làm bài tập. - Đọc lại đoạn văn và suy nghĩ. tránh khỏi. + Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện… III. Tổng kết:

- Nội dung: tác phẩm chứa những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

- Nghệ thuật: sự miêu tả tâm lý, hình ảnh biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật. IV. Luyện tập:

Bài 1: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế:

- Không gian có chiều sâu và rộng, theo tầm nhìn của Nhĩ. - Những màu sắc thân thuộc mang vẻ đẹp bình dị.

Bài 2: (về nhà)

rồi thằng con trai… nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”.

Chiếc thuyền ngoàI xa

- Nguyễn Minh Châu -

A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:

Giúp HS:

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cái mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình, từ đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

- Hiểu được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút đầy bản lĩnh và tài hoa.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện ngắn, phân tích nhân vật. 3. Tư tưởng:

Bồi dưỡng lòng yêu thương con người, thái độ căm ghét trước cái xấu, cái ác.

B. Phương pháp, phương tiện thực hiện: 1. Phương pháp:

- Phương pháp đọc – hiểu. - Phương pháp nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

- SGK Ngữ văn 12 (phân ban thí điểm), ban KHTN, tập 2, bộ 2. - SGV Ngữ văn 12 (phân ban thí điểm), ban KHTN, tập 2, bộ 2. C. Tiến trình lên lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nội dung tư tưởng của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi).

(Yêu cầu trả lời: Tác phẩm tái hiện hiện thực đau thương, đầy hy sinh

gian khổ nhưng cũng rất đỗi anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ).

3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Tiểu dẫn. - Hướng dẫn HS đọc Tiểu dẫn và thực hiện các yêu cầu: + Nêu những nét chính về tác giả. - HS đọc Tiểu dẫn SGK. - Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.

I. Tiểu dẫn:

1.Tác giả:

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An.

- Là một cây bút tiêu biểu của nền văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

- Có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới nền văn học

+ Nêu những hiểu biết về tác phẩm.

- GV bổ sung tri thức về phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975: hướng về đời sống thế sự, tìm ra triết lý nhân sinh. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản. * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản, đọc Chú thích để hiểu từ khó. * Hướng dẫn HS tìm hiểu phát hiện của nhân vật Phùng. - Trả lời. - Đọc diễn cảm văn bản. - Đọc giải nghĩa từ khó. hiện đại. 2. Tác phẩm: - In trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1987. - Nội dung: kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của anh về nghệ thuật và cuộc đời.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Phát hiện của nhân vật Phùng

- Nhân vật Phùng đã có phát hiện gì trên mặt biển mờ sương? Tìm đoạn văn miêu tả phát hiện ấy. - Cảm xúc của nhân vật Phùng khi đứng trước cảnh tượng ấy? - Tiếp đến nhân vật Phùng lại phát hiện ra điều gì? - Chứng kiến cảnh đó, nhân vật Phùng đã hành động như thế nào?

- Phát hiện của nhân vật Phùng có ý nghĩa gì đối với anh? - Phát hiện, tìm dẫn chứng trong SGK, trả lời. - Thảo luận. - Trình bày ý kiến cá nhân. - Hoạt động độc lập, trả lời. - Tìm dẫn chứng, trả lời. - Làm việc theo nhóm để đưa ra câu trả lời. - Phát hiện về vẻ đẹp thơ mộng trên mặt biển: cảnh thuyền ẩn hiện trong làn sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng, những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc… tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những mắt lưới và tấm lưới…

-> Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi chứng kiến vẻ đẹp toàn thiện, toàn bích; hạnh phúc của khám phá và sáng tạo.

- Phát hiện về bi kịch người dân hàng chài bước ra từ con thuyền thơ mộng: lão đàn ông thô kệch, dữ dằn đánh đập vợ một cách dã man, vô lý; người vợ xấu xí, mệt mỏi và cam chịu.

-> Phùng không thể làm ngơ trước cái ác: xông ra bảo vệ người vợ và đến lần thứ hai anh bị đánh trọng thương. => Sự chuyển biến về nhận thức của nhân vật Phùng: anh cay đắng nhận ra những cái

* Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện của người đàn bà hàng chài.

- Người đàn bà hàng chài có cuộc sống như thế nào?

- Thái độ của người đàn

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 theo phương pháp đọc hiểu (Trang 89 - 111)