Các bước đọc – hiểu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 theo phương pháp đọc hiểu (Trang 72 - 89)

1975

2.2.3.Các bước đọc – hiểu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở

ở nhà trường phổ thông.

Bước 1: Đọc Tiểu dẫn về văn bản

Yêu cầu HS phải nắm được những tri thức trong Tiểu dẫn qua việc đọc (việc tự rút ra những nét cơ bản về tác giả, về tác phẩm) và qua sự khắc sâu nhấn mạnh của GV.

Những tri thức đó là: những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu; vị trí, xuất xứ của văn bản được học.

Khi dạy hai tác phẩm “Bến quê” và “Chiếc thuyền ngoài xa”, cho HS

đọc Tiểu dẫn và nắm được những tri thức: * Về tác giả:

+ Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

+ Là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ.

+ Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm tám mươi của thế kỷ XX đến nay.

+ “Bến quê”: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu

xuất bản năm 1985.

+ “Chiếc thuyền ngoài xa”: in trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản

năm 1987, in đậm phong cách tự sự – triết lý của Nguyễn Minh Châu.

Bước 2: Đọc văn bản nhiều lần

Đọc văn bản kỹ lưỡng (ở đây đọc kèm theo sự suy ngẫm, liên tưởng), HS sẽ có cảm nhận chung về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

Trong phần này, GV có thể đặt câu hỏi: Em có cảm nhận chung gì sau khi đọc xong văn bản?

* Đối với văn bản “Bến quê”: sau khi đọc HS có thể cảm nhận được vẻ

đẹp của bến sông quê trong tiết trời đầu thu, cảm nhận được ý muốn tưởng như giản dị nhưng lại nhưng lại ở hoàn cảnh “lực bất tòng tâm” của một con người đang sống những ngày cuối cùng trên giường bệnh cũng những triết lý mang tính trải nghiệm được rút ra từ chính cuộc đời anh.

* Đối với văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”: đọc kĩ HS sẽ cảm nhận

được vẻ đẹp của cảnh thuyền biển đầy thơ mộng trong sương sớm, cảm nhận được bi kịch gia đình người hàng chài cùng với thái độ sống nhẫn nhục, cam chịu của người vợ, cảm nhận được lòng tốt của những người chiến sĩ cách mạng trong thời bình không thể làm ngơ trước sự lộng hành của cái ác.

Bước 3: GV yêu cầu HS đọc kĩ phần Chú thích và nắm rõ nghĩa của những từ khó, từ cổ, từ địa phương, từ ít dùng.

Nếu GV bỏ qua bước này trong quá trình giảng dạy đọc – hiểu, văn bản sẽ gây một số khó khăn cho việc giải mã, phân tích nội dung tư tưởng của tác phẩm. SGK Ngữ văn đã nâng tầm quan trọng của mục này ngang các mục khác để tránh được khó khăn đó. Vì vậy, người dạy, người học cần chú trọng hơn phần này.

Hệ thống những từ cần giải nghĩa trong hai văn bản “Bến quê” và “Chiếc thuyền ngoài xa” được trình bày như sau:

* ở văn bản “Bến quê”:

(1)Bằng lăng: cây to, tán dày, lá hình bầu dục, hoa mọc thành cụm ở đầu cành, màu tím hồng, nở vào mùa hè. Bằng lăng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt.

(2)Lập thu: theo lịch cổ truyền Trung Quốc, mỗi năm có 24 tiết. Tiết lập thu là ngày bắt đầu mùa thu, thường là vào đầu tháng 8 âm lịch.

(3)Bát chiết yêu: bát to, loe miệng, phần từ giữa đến đáy thắt lại. (4)Dép sa bô: dép đế dày, không có quai hậu.

(5)Chơi cờ phá thế: một lối chơi cờ tướng, người chơi tìm cách phá những thế cờ được bày sẵn.

(6)Tiêu sơ: (cảnh vật tự nhiên), đơn sơ, tiêu điều và hoang vắng.

(7)Khăn mỏ quạ: khăn chít đầu của phụ nữ, gấp chéo thành góc nhọn như cái mỏ quạ ở trước trán.

(8)Bôn tẩu: ngược xuôi đây đó để lo liệu công việc (bôn: chạy, tẩu: đi). (9)Khoát khoát: giơ tay đưa mạnh về một hướng để ra hiệu.

* ở văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”:

(1)Xe tăng: đây là bãi xe tăng hỏng do bọn nguỵ tháo chạy để lại khi bị quân giải phóng tấn công mùa xuân năm 1975.

(2)Thuyền lưới vó: thuyền đánh cá có hai gọng ở mũi thuyền để giăng lưới, khi cá được thì dồn vào cất lên như cất vó.

(3)Chiếc Pra – ti – ca: nhãn hiệu một loại máy ảnh. (4)Phá: vùng biển ăn sâu vào đất liền.

(5)Mủng: thuyền nhỏ đan bằng tre quét sơn ta. (6)Bả: sợi đan lưới.

(7)Vụ bắc: ở biển có hai vụ đánh cá là vụ nam (theo gió mùa nồm nam từ tháng 5 đến tháng 10) và vụ bắc (theo gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4); vụ bắc thường là mùa biển động.

Bước 4: Đọc hệ thống câu hỏi đọc – hiểu.

Để giúp các em đọc – hiểu văn bản tác phẩm, SGK Ngữ văn đã biên soạn một số câu hỏi định hướng cho việc đọc – hiểu (giải mã, khám phá nội dung, tư tưởng) tác phẩm.

SGK biên soạn nhiều dạng câu hỏi đọc – hiểu: Câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, câu hỏi khái quát – tổng hợp.

Khi đọc câu hỏi đọc – hiểu HS cần phải chia ra các dạng câu hỏi: - Câu hỏi chung về văn bản (Bố cục, chủ đề).

- Câu hỏi phân tích nội dung, đặc sắc nghệ thuật bao gồm: + Câu hỏi về ý nghĩa của các biểu tượng, hình tượng nghệ thuật. + Câu hỏi về giọng điệu, các biện pháp nghệ thuật.

- Câu hỏi tổng kết, đánh giá tác phẩm bao gồm: + Câu hỏi chỉ ra tư tưởng khái quát của tác phẩm.

+ Câu hỏi nhận định, đánh giá chung về nội dung tác phẩm. + Câu hỏi về giá trị thẩm mĩ, kết cấu nghệ thuật.

Một trong những nguyên tắc tiếp cận tác phẩm văn học là tiếp cận theo hướng tổng – phân – hợp. HS nhận biết và phân biệt được các dạng câu hỏi trên đồng nghĩa với việc định hướng đúng con đường tiếp cận theo hướng đó.

Cụ thể, hệ thống câu hỏi trong hai văn bản “Bến quê” và “Chiếc thuyền ngoài xa” được phân chia như sau:

* ở văn bản “Bến quê”: Hệ thống câu hỏi của văn bản không có câu

hỏi chung về văn bản, chỉ có những câu hỏi về: + Câu hỏi phân tích nội dung: câu 2, 3, 4.

+ Câu hỏi phân tích đặc sắc nghệ thuật: câu 1, 5. + Câu hỏi tổng kết, đánh giá tác phẩm: câu 6.

* ở văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”: Không có câu hỏi chung và câu

hỏi tổng kết - đánh giá tác phẩm, chỉ có những câu hỏi về: + Câu hỏi phân tích nội dung: câu 1, 2, 3.

+ Câu hỏi phân tích đặc sắc nghệ thuật: câu 4, 5.

Bước 5: Trả lời từng câu hỏi đọc – hiểu.

Đây là phần trọng tâm của bài đọc – hiểu văn bản tác phẩm. GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi đọc – hiểu dựa trên cơ sở đã giúp các em hiểu nội dung Tiểu dẫn, Chú thích và đọc văn bản.

Trong bước này, HS là đối tượng hoạt động chính. GV đóng vai trò định hướng giúp các em hiểu sâu sắc vấn đề hơn khi các em còn hiểu vấn đề ở mức độ “nông” hay giúp các em có cách nhìn, cách đánh giá đúng khi các em hiểu sai nội dung vấn đề (chưa có lời giải đáp đúng).

Câu hỏi đọc – hiểu mang tính trắc nghiệm, tự luận nên phát triển tư duy lý luận, tư duy phân tích của HS. GV không được đưa câu trả lời mang tính áp đặt trước khi HS trả lời.

Những câu hỏi đọc – hiểu trong SGK là những câu hỏi định hướng, GV có thể đặt thêm một số câu hỏi nhỏ giúp các em trả lời câu hỏi SGK.

GV có thể chẻ nhỏ các câu hỏi đọc – hiểu để các em tiếp nhận dễ dàng (trong giáo án nên có sự biên soạn lại các câu hỏi một cách linh hoạt và phù hợp với năng lực của HS).

Cụ thể các câu hỏi đọc – hiểu và gợi ý cách trả lời chúng trong hai văn

bản “Bến quê” và “Chiếc thuyền ngoài xa” như sau:

* ở văn bản “Bến quê”:

Câu hỏi 1: Nhân vật Nhĩ ở vào trong hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Định hướng trả lời:

- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt: Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là Liên, vợ anh. Trong văn học đã có không ít tác phẩm đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo, giáp

ranh giữa sự sống và cái chết. Nhưng thường thì các tác giả hay khai thác tình huống ấy để nói về khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người, hay

về lòng nhân ái, sự hy sinh cao thượng (chẳng hạn như truyện “Tình yêu cuộc sống” của Giắc Lân - đơn, “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri). Nhưng

truyện của Nguyễn Minh Châu không khai thác theo hướng đó mà lại tạo nên một tình huống nghịch lý để chiêm nghiệm một triết lý về đời người.

- Tình huống truyện chính là ở cái điều rất trớ trêu như một nghịch lý: Nhĩ đã làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, và chắc hẳn cuộc đời anh là dành cho những chuyến đi liên tiếp đến mọi chân trời xa lạ. ấy thế mà ở cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ như thế hàng năm trời. Vào cái buổi sáng hôm ấy, khi Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ, thì việc ấy khó khăn với anh như phải đi hết cả một vòng trái đất, và phải nhờ vào sự trợ giúp của đám trẻ con hàng xóm. Tình huống nghịch lý ấy lại dẫn đến một tình huống thứ hai trong truyện, cũng đầy tính nghịch lý. Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.

- Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lý như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này cũng

đều hướng tới phát hiện những điều tương tự như thế (“Chiếc thuyền ngoài xa”, “Hương và Phai”, “Người đàn bà tốt bụng”). Nhưng ý nghĩa của tình huống nghịch lý trong truyện “Bến quê” không dừng ở chỗ đó. Nó còn mở ra

một nội dung triết lý nữa, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người, qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hy sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận được thấm thía.

Câu hỏi 2: Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

Định hướng trả lời:

- Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu, được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của anh:

+ Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu nước đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.

+ Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu qua cái nhìn của Nhĩ hiện ra với vẻ đẹp riêng mà chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế. Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra; vòm trời như cao hơn: “Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.

+ Chính vào buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua ô cửa sổ căn phòng, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cuộc đời, ở Nhĩ bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông.

+ Điều ước muốn giản dị của Nhĩ chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, với Nhĩ thì đó là lúc cuối cuộc đời, khi phải nằm liệt trên giường bệnh. Bởi thế, đó là sự thức tỉnh có xen với niềm ân hận và sự xót xa: “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”.

Câu hỏi 3: Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo? Phân tích sự miêu tả tâm lý nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

Định hướng trả lời:

Nhân vật Nhĩ được hiện lên dưới ngòi bút miêu tả tâm lý của nhà văn. Đó là những trạng thái tâm lý với những cung bậc cảm xúc phong phú, đa dạng. Những cảm nhận của nhân vật Nhĩ rất tinh tế:

- Hoàn cảnh của Nhĩ bệnh tật kéo dài, mọi sự phải nhờ vào sự chăm sóc của vợ con. Trong cái buổi sáng đó, Nhĩ đã nhận ra như bằng trực giác, thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa (chú ý những chi tiết: câu hỏi của Nhĩ với Liên: “Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?” và “Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?”, còn Liên thì hầu như cũng đã cảm nhận được tình cảnh ấy của Nhĩ, nên chị lảng tránh những câu hỏi của anh).

- Cảm nhận của Nhĩ về Liên: Lần đầu tiên để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh, và Nhĩ nhận

ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ (Nhĩ nói với Liên: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh”, còn Liên đã trả lời: “Có hề sao đâu… Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này…”). Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ: “… cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 theo phương pháp đọc hiểu (Trang 72 - 89)