Giọng điệu thâm trầm, triết lý

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 theo phương pháp đọc hiểu (Trang 57 - 58)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.4.2.Giọng điệu thâm trầm, triết lý

Giọng điệu thâm trầm, triết lý là giọng chủ âm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Giọng điệu này trong thời kỳ trước những năm tám mươi, nó lẫn vào giọng điệu trữ tình quen thuộc. Tính thâm trầm trong giọng điệu của Nguyễn Minh Châu được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể. Khi nhân vật

tính thâm trầm đó biểu hiện qua những trạng thái hồi ức và nỗi ao ước của một kẻ “lực bất tòng tâm” để rồi bất ngờ đan xen vào những triết lý có tính trải nghiệm (“Con người ta thường xuyên không hoàn hảo nhưng có những khoảnh khắc hoàn hảo... Ai chưa sống nhiều không thể hiểu trong đời người ta thỉnh thoảng có những lúc như thế, không có một tí chút hoàn hảo, những phút vụng dại và ngu ngốc đến mức không thể tưởng tượng được”). Tất nhiên, ở các truyện này, vấn đề tác giả đặt ra chưa ở mức độ khái quát. Mặt khác, phần nào hiệu quả nhận thức của vấn đề hoặc là đọng lại ở câu triết lý, hoặc là bản thân cách chọn lựa đề tài, nên mức độ thâm trầm trong giọng điệu của truyện có khác nhau. Cũng cần phải nói thêm rằng vào thời kỳ đầu những năm tám mươi, truyện ngắn của ông có xu hướng đi vào triết lý. Đặc điểm này rất quan trọng vì nó chi phối giọng điệu của truyện. Ngay ở loạt truyện thuộc về đề tài

thế sự như “Mẹ con chị Hằng”, “Đứa ăn cắp”, “Lũ trẻ ở dãy K”, “Hương và Phai”, giọng điệu của truyện tuy có cái bình thản của “sự đời cứ diễn ra như

thế” (Balzăc) nhưng tính thâm trầm của nó lại ẩn sau những triết lý giản dị. ở đây, chúng tôi nhìn thấy một Nguyễn Minh Châu do điểm nhìn trần thuật của một người “biết hết” nên tỏ ra tinh tế, hóm hỉnh trong cách phát hiện, thể hiện những vấn đề của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Dạy học truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 theo phương pháp đọc hiểu (Trang 57 - 58)