Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh TCB Hoàn Kiếm (Trang 77 - 80)

1 Mục tiêu và định hướng phát triển CVTD tại chi nhánh Hoàn Kiếm

3.3.3Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Việt Nam

Kiến nghị 1 Đối với một số KH truyền thống, có quan hệ nguồn vốn, tín dụng lâu dài và có uy tín, chi nhánh được áp dụng mức lãi suất cho vay và tỷ lệ phí linh hoạt trên cơ sở an toàn vốn. Đối với những khoản vay có thời hạn dài, TCB nên áp dụng mức lãi suất thả nổi, và được thay đổi theo kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.

Kiến nghị 2 Ngân hàng kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản pháp luật mới của chính phủ, của NHNN và của các bộ ngành liên quan đến nghiệp vụ CVTD của chi nhánh. Bên cạnh đó, TCB phải tháo gỡ vướng mắc kịp thời cho các chi nhánh khi có văn bản gửi đến Ngân hàng.

Kiến nghị 3 TCB nên mở rộng hạn mực tín dụng cho chi nhánh Hoàn Kiếm, giúp chi nhánh nâng cao quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.

Kiến nghị 4 TCB cần chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo đào tạo đội ngũ cán bộ cho phù hợp với xu thế hội nhập, đào tạo tin học, quản trị và tiếp thị, đào tạo nghiệp vụ NH thường xuyên, liên tục cho các bộ.

Kiến nghị 5 TCB cần có chính sách khuyến khích cụ thể đối với những đợn vị, những cá nhân có khả năng phát triển những dịch vụ ngân hàng hiện

đại nhằm kích thích tinh thần sáng tạo và thi đua trong các đơn vị

KẾT LUẬN

Nhìn chung hoạt động CVTD tại chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian qua đã đạt được nhiều khả quan. Dư nợ tín dụng tiêu dùng liên tục tăng qua các năm và tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động nay luôn giữ ở mức dưới 3%, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng luôn được đổi mới và đa dạng hóa nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tầng lớp dân cư. Đó là tín hiệu chứng tỏ khả năng kinh doanh có hiệu quả của chi nhánh và là cơ sở để cho hoạt động CVTD tại chi nhánh phát triển hơn nữa. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế về trình độ cán bộ nhân viên, các sản phẩm cho vay, quy trình nghiệp vụ,

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang được đổi mới theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCH xong chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và hiệu quả hoạt động chưa cao. Thực tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải tiếp tục đổi mới hoạt động, phải tìm ra giải pháp hữu hiệu để phục phụ nền kinh tế tốt hơn và nâng cao hoạt động của mình. Các ngân hàng cần xác định muốn đưng vững trên thị trường thì cần phải hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Trong những năm tới khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính phi

ngân hàng phát triển hơn nữa thì vai trò cung ứng vốn cho các doanh nghiệp của ngân hàng sẽ giảm đi và đối tượng khách hàng cá nhân sẽ là đối tượng mục tiêu của các NH. Phát triển hoạt động CVTD là một hướng đi đúng dành cho các ngân hàng, không chỉ góp phần phát triển chính bản thân ngân hàng mà quan trọng hơn hoạt động CVTD góp phần giả quyết vấn đề cung cầu của nền kinh tế, cụ thể góp phần kích thích cầu, tác động đến sản xuất, kích thích phát triển kinh tế.

Hoạt động CVTD vẫn còn mới mẻ với người tiêu dùng. Tuy nhiên chúng ta đều nhận thấy triển vộng phát triển của hoạt động này. Số lượng người tiêu dùng tăng lên, các NHTM đang tích cực triển khai hoạt động cho vay này cũng như những thành công đã được kiểm chứng của ngân hàng các nước đang phát triển. Hoạt động cho vay tiêu dùng không phải là hoạt động kinh doanh phức tạp, nhưng để phát triển CVTD thành một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của TCB nói chung và của chi nhánh nói riêng đòi hỏi phải có thời gian và sự cố gắng từ nhiều phía.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh TCB Hoàn Kiếm (Trang 77 - 80)