Triển vọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh TCB Hoàn Kiếm (Trang 65 - 68)

1 Mục tiêu và định hướng phát triển CVTD tại chi nhánh Hoàn Kiếm

3.1.1Triển vọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Đẩy mạnh CVTD là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong nền kinh tế thị trường, đồng thời đó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM Việt Nam. Có thể nói trong 10 năm chở lại đây, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong 5 năm qua, GDP bình quân đạt 7,4%, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện mạnh mẽ. Dân số trên 84 triệu người là điều kiện vô cùng thuận lợi, là thị trường “khổng lồ” cho lĩnh vực CVTD phát triển.Vừa qua các tập đoàn kinh doanh lớn của nước ngoài như Metro cash carry, Visa international… đã nghiên cứu và đưa ra các thông tin về nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại và dự đoán trong tương lai. Có thể nói đó là bức tranh tương đối toàn cảnh của người tiêu dùng Việt Nam. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của tập đoàn AC Nielsen, thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu đồng một tháng ở khu vực thành thị tại 36 thành phố lớn trên cả nước đạt 63% vào năm 2005, dự tính đến nay thì tỷ lệ này vào khoảng 70%, mức chi tiêu của hộ gia đình cũng tăng theo, nếu như cách đây khoảng 3 năm có mức chi tiêu hàng tháng trên 1 triệu đồng là 40% thì hiện nay đã tăng lên 70%. Như vậy có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các NHTM. Thời gian tới các ngân hàng cần đẩy mạnh lĩnh vực CVTD để thực hiện chiến lược đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro kích thích nền sản xuất trong nước phát triển và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống xã hội. Trước mắt cần tập trung vào một số lĩnh vực:

Một là, cho vay mua nhà, xây dựng nhà và sửa chữa lớn nhà. Do đặc điểm của người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà là công việc trọng đại trong đời người. Do vậy, để chuẩn bị làm các việc trên, họ cần một khoảng thời gian nhất định, có thể hàng chục năm để tích lũy nguồn tài chính và các điều kiện khác, trường hợp còn thiếu nguồn tài chính thì vay của người thân hoặc bạn bè, rất ít vay từ NH. Vấn đề này xuất phát từ thói quen ngại vay mượn của người Việt Nam, song một phần còn do thị trường tài chính chưa phát triển, đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân. Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân tiếpn cận nguồn vốn tư NH để hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộc sống. Các NH đang hướng tới cung cấp dịch vụ bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình. Hầu hết các NH đã triển khai dich vụ này cả khối ngân hàng quốc doanh và khối NHTM cổ phần. Theo quy hoạch tổng thể định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy, nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn, nhất là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó để mở rộng cho vay lĩnh vực này các NHTM tổ chức các cuộc điều tra xã hội rộng rãi để xác định nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chến lược khách hàng và đề ra các giải pháp phát triển mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.

Hai là, cho vay qua thẻ: Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển có thể nói là chóng mặt và doanh số sử dụng thẻ cũng tăng tương ứng. Song số lượng thẻ phát hành và tỷ trọng thanh toán qua thẻ ( không dùng tiền mặt) còn quá nhỏ co với tiềm năng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Ngoài ra là một nước đang phát triển đời sống nhân dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về học tập, chữa bệnh đi du lịch ở nước ngoài ngày càng nhiều đó là thị trường rất hấp dẫn để các NHTM mở rộng tín dụng bằng việc cho vay

qua thẻ đáp ứng nhu cầu cá nhân. Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng rất lớn đó là điều kiện cho lĩnh vực phát triển thẻ của NH. Do tính an toàn và thuận tiện khi sử dụng thẻ vào các mục đích như chữa bệnh ở nước ngoài, đi du lịch và học tập. Như vậy thị trường tiềm năng để các NHTM thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi do các chi nhánh NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện chưa được phép phát hành thẻ, song điều kiện thuân lợi không còn trước sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Do vậy các NHTM trong nước phải tận dụng cơ hội, các điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ba là, CVTD thông thường: Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn nhu mua phương tiện đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt để phục phụ của cuộc sống… nhưng thời gian qua, các NH đã thực hiện CVTD song mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… và cũng chỉ chủ yếu là cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức với mức vay tương đói thấp so với nhu cầu và thời hạn tương đối ngắn chủ yếu từ 1 đến 3 năm, các trường hợp được vay từ 5 năm trở lên không nhiều. Thực tế trong những năm qua cho thấy, khi các NHTM tiến hành triển khai CVTD, sồ lượng KH có nhu cầu đến NH để liên hệ vay đã vượt mức dự đoán của các NH, hầu hết các NH đều quá tải. Song số lượng khách hàng chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và tầng lớp dân cư có thu nhập cao, các đối tượng KH chưa tiếp cận với vốn của NH, đã vượt khả năng đáp ứng của NH. Qua đó cho thấy tiềm năng để phát triển loại hịnh tín dụng này là cực lớn, đang cần các NH có chiến lược và chính sách cụ thể để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của chi nhánh TCB Hoàn Kiếm.

Chi nhánh đã đặt ra nhũng mục tiêu cụ thể cho năm 2008 như sau:

Tăng nguồn vốn lên 20% so với năm 2007 trong đó tiền gửi từ khu vực dân cư chiếm khoảng 60%.

Dư nợ đạt khoảng 1200 tỷ đồng . Tỷ lệ nợ xấu: dưới 3%

Tỷ lệ thu dịch vụ 20% tổng thu nhập ròng

Tài chính: chi nhánh có kế hoạch đảm bảo đủ về tài chính để chi trả lương cho cán bộ công nhân viên theo quy định và thực hiện các đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước.

Định hướng chuyển dịch cơ cấu dư nợ; phấn dấu duy trì tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chiếm khoang 45% tổng dư nợ. Mở rộng và phát triển CVTD và cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, cho vay hộ gia đình.

Tăng tỷ lệ nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Đẩy mạnh chiến lược KH thông qua công tác marketing, chính sách lãi suất, dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả. Nâng cao tinh thần thái độ phục phụ của nhân viên NH nhằm thu hút mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn.

Việc mở rộng và phát triển CVTD phải phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh TCB Hoàn Kiếm (Trang 65 - 68)