0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Các nhân tố mang tính vi mô:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH TCB HOÀN KIẾM (Trang 32 -34 )

Hoạt động ngân hàng nói chung và việc phát triển cho vay tiêu dùng nói riêng chịu tác động rất lớn bởi các nhân tố thuộc về khách hàng của ngân

hàng. Ngân hàng đưa ra các dịch vụ dựa trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, do đó nếu nhu cầu của khách hàng không có hoặc việc nắm bắt được những nhu cầu này hạn chế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Nhu cầu của khách hàng: Do đặc điểm của của sản phẩm dịch vụ ngân hàng không hiện hữu nên khách hàng nên khách hàng thường gặp khó khăn khi đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụvà lựa chọn ngân hàng. Do vậy, khách hàng thường dựa vào sự tin tưởng hoặc kinh nghiệm để quyết định lựa chọ sản phẩm và ngân hàng. Đối với các nhóm khách hàng khác nhau thì thì có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng khác nhau. Một nhóm khách hàng quen hưởng thụ, luôn muốn thoả mãn nhu cầu và muốn nâng cao chất lượng của cuộc sống thì họ họ sẽ chú ý tới việc mua sắm hơn là tích luỹ và do đó hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có điều kiện để phát triển. Ngược lại, nếu nhóm khách hàng đó có tính siêng năng, chăm chỉ, lao động cần cù, thời gian nghỉ ngơi ít thì nhu cầu hưởng thụ sẽ ít hơn và họ sẽ chú trọng đến tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Trong điều kiện đó thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ khó có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó thói quen sử dụng dịch vụ củ ngân hàng của người tiêu dùng cũng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới ngân hàng. Khi khách hàng có thới quen sử dụng dịch vụ ở một ngân hàng thì đó là lợi thế cạnh tranh rất lớn của ngân hàng với cá đối thủ khác.

 Năng lực tài chính của khách hàng: Một khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng thì trước hết phải có năng lực tài chính lành mạnh và đủ lớn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Phần lớn các khoản vay tiêu dùng được xác định nguồn hoàn trả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai, ngoại trừ tín dụng ngắn

hạn khách hàng có thu nhập càng cao, việc thanh toán nợ ngân hàng càng ít ảnh hưởng đến các chi tiêu khác, đặc biệt các chi tiêu thông thường hay thiết yếu của gia đình người vay và ít ảnh hưởng đến tình hình tài chính của gia đình thì khoản tín dụng càng trở nên an toàn hơn.  Đối thủ cạnh tranh: Ngoài các nhân tố thuộc về khách hàng, khả năng

của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Vào thập kỷ 90, xu hướng toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ đã làm cho sự phát triển của ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào sự vật lộn, chia sẻ giữa các đối thủ. Chính phủ của các quốc gia đang điều chỉnh luật để khuyến khích các lực lượng tham gia vào thị trường tài chính ngân hàng. “Làng ngân hàng” ngày càng đông đúc, thị trường ngân hàng trở nên sôi động, như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là ở thị trường trong cũng như ngoài nước càng gay gắt hơn bao giờ hết. Áp lực cạnh tranh đó đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển của sản phẩm dịch vụ ngân hàng cả hiện tại và tương lai. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng vì nó không những ảnh hưởng tới việc mở rộng thị phần, quy mô tín dụng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới cả chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH TCB HOÀN KIẾM (Trang 32 -34 )

×