Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh TCB Hoàn Kiếm (Trang 31 - 32)

1.3.1.1Các nhân tố mang tính vĩ mô:

• Nguyên nhân bất khả kháng: Đó là những nguyên nhân không thể tránh khỏi như: bão lụt, hoả hoạn, hạn hán, động đất, dịch bệnh... phản ứng lan truyền của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Hoặc một cuộc đình công kéo dài, giảm giá để cạnh tranh có thể làm thiệt hại nghiêm trọng đến khả năng chi trả tiền vay của người đi vay.

• Môi trường kinh tế: Trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân theo đầu người, mức sống của dân cư và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay, và có thể quyết định tới sự thành công hay thất baị của người đi vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người đi vay. Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động kinh doanh hay thu nhập của người vay tốt do đó lợi nhuận thu được tương đối cao và khả năng hoàn trả của người đi vay là khả quan. Và ngược lại nếu như nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái thì khả năng hoàn trả của người vay bị giảm sút. Mặt khác nếu nền kinh tế phát triển ổn định thì tác dụng khuyến khích đầu tư, tiêu dùng trong dân cư hạn chế tiết kiệm, từ đó thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Lạm phát cũng ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng: Giá cả các mặt hàng tăng cao lám cho các cá nhân khó khăn về mặt tài chính, dẫn

tới nhu cầu tăng cao, nhưng không giống như lợi tức, nợ không giảm trong giai đoạn suy thoái, nó cố định về số lượng và trở thành gánh nặng đối với người đi vay, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động CVTD của ngân hàng.

• Môi trường văn hoá: Quy định hành vi đi vay của người tiêu dùng. Quyết định vay tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thói quen tâm lý , trình độ dân trí, bản sắc dân tộc ( thể hiện qua các nét tiêu biểu của người dân như tính cần cù, ham lao động, tằn tiện hay ham hưởng thụ...)

• Chính sách của nhà nước: Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính Phủ, các biến động về chính trị, kinh tế trên thế giới và những nguyên nhân do trộm cướp, tham nhũng. Nếu Nhà Nước tăng đầu tư hay đưa ra các chính sách, biện pháp thông thoáng để khuyến khích đầu tư nước ngoài và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, như điều tiết lãi suất thấp, giảm các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư... một mặt nhắm mục tiêu phát triển kinh tế, mặt khác làm giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó mức sống của người dân được nâng cao. Đây rõ ràng là điều kiện thuận tiện để phát triển cho vay tiêu dùng.

• Môi trường pháp lý: Là nhân tố tác động sâu sắc đến hoạt động CVTD. Sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật, sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan trong quá trính thực thi pháp luật và các văn bản hướng dẫn, sự phù hợp giữa pháp luật với đời sống kinh tế sẽ tạo điều kiện để CVTD được diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc, hạn chế những rắc rối có thể nảy sinh, tổn hại đến các bên tham gia quan hệ tín dụng và thậm chí có thể tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh TCB Hoàn Kiếm (Trang 31 - 32)