Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng xã hội, thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần cho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. (Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Vinh) (Trang 109 - 115)

xã hội, thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân

Mặc dầu trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đòi sống vật chất và tinh thần của công nhân và người lao động đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng các hoạt động văn hóa

tinh thần của công nhân vẫn còn rất thấp chưa tương xứng với những đóng góp và cống hiến của họ cho xã hội. Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp còn nghèo nàn đơn điệu đó là thiếu cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa và kinh phí phục vụ cho hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân trong các doanh nghiệp. Do vậy, cần khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và thiết chế văn hóa như: nhà văn hóa, phòng đọc, khu vui chơi giải trí, sân tập thể dục thể thao,… tạo ra không gian sinh hoạt văn hóa tinh thần cho công nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tạo điều kiện về kinh phí, thời gian phối hợp tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng như: phát triển các loại hình dịch vụ, các câu lạc bộ công nhân, tổ chức các giải đấu thể thao và hội diễn văn nghệ trong doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau; tổ chức hội thi tay nghề giỏi cho công nhân; tổ chức các chuyến tham quan du lịch cho công nhân; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nâng cao về ý thức chính trị, niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của đội ngũ công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Mặt khác thông qua các hoạt động đó, công nhân có điều kiện để giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, được vui chơi giải trí. Đồng thời, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần mở hòm thư đóng góp ý kiến, thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ định kỳ để lắng nghe, chia sẻ tiếp thu ý kiến của công nhân… để tìm cách tháo gỡ những khó khăn, bức xúc của công nhân và có những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tâm tư nguyện vọng, tình cảm của công nhân cũng như phù hợp với điều kiện doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, hàng năm doanh nghiệp cần tổ chức bình chọn những công nhân điển hình tiên tiến, có nếp sống văn hóa, sản xuất giỏi để tuyên dương,

khen thưởng nhằm tạo động lực thúc đẩy công nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân. Mỗi khi doanh nghiệp biết quan tâm, chăm lo đến đời sống công nhân, cân bằng sự hài hòa về mặt lợi ích giữa doanh nghiệp và công nhân sẽ tạo ra sức loan tỏa mạnh mẽ khiến họ tin tưởng, yên tâm sản xuất, chuyên tâm cống hiến sức lực và trí lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa còn phải có sự hỗ trợ kinh phí, tài chính của chính quyền địa phương, cơ chế ủy ban nhân dân thành phố, các cá nhân tổ chức có điều kiện và toàn thể cộng đồng dân cư đồng lòng ủng hộ và tạo điều kiện xây dựng nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí… để xua tan những mệt mỏi, áp lực trong công việc và trong cuộc sống đời thường.

Kết luận chương 3

Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân trong các doanh nghiệp tại thành phố Vinh là một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay. Nó góp phần đào tạo ra những người công nhân lao động phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, có bản lĩnh lập trường chính trị vững vàng đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập hiện nay

Vì vậy, để hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân muốn đạt được hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự kết hợp và phân công nhiệm vụ cho từng lực lượng khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp. Mặt khác, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Do đó, trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải thức hiện một cách đồng bộ, khoa học, linh hoạt phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp và đặc điểm nhận thức, trình độ của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân.

C. KẾT LUẬN

Văn hóa tinh thần là tổng thể những giá trị phi vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong đời sống xã hội của mình bao gồm nhiều lĩnh vực như: tư tưởng, đạo đức, phong tục tập quán, khoa học giáo dục, văn học nghệ thuật, tôn giáo… tạo nên một hệ thống. Đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn, những giá trị văn hóa tinh thần ngấm sâu vào từng tâm hồn con người thúc đẩy con ngườikhông ngừng hoàn thiện những giá trị bản thân, thúc đấy sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đã và đang đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những thay đổi của tình hình trong nước thì vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một vấn đề thách thức lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả hệ thống chính trị - xã hội. chính vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân cần quán triệt những nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước; không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhân thức, trình độ học vấn, đào tạo và đào tạo lại nghề cho công nhân; tạo mọi điều kiện cho công nhân có điều kiện tham gia các hoạt động và hưởng thụ các giá trị tinh thần như: văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, xây dựng văn hóa doanh nghiệp…

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở thành phố Vinh thu hút hàng chục vạn công nhân trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận về làm việc tại các doanh nghiệp. Vì vậy, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân đang là một trong những vấn đề rất được quan tâm bởi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần càng trở nên cần

thiết vì nó không chỉ tái tạo lại sức lao động, tăng cường năng suất lao động, khả năng sáng tạo của mỗi công nhân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Xác định được tầm quan trọng của công tác nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần công nhân trong những năm qua các doanh nghiệp đã phối hợp nhịp nhàng với các các nghành các cấp liên quan đã từng bước có những sửa đổi, bổ sung, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho người lao động. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng nặng nề của kinh tế thế giới cùng với các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nên hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế: Việc làm không ổn định, tiển lương thấp trong khi giá cả liên tục leo thang, nhà ở cho công nhân đã trở thành một vấn đề nan giải, phần lớn công nhân phải đi thuê trọ hoặc sinh sống trong những căn hộ tập thể chật chội và xuống cấp nghiêm trọng; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho công nhân còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế và không mặn mà tới công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật; hoạt động nâng cao trình độ học vấn chuyên môn và kĩ năng nghề cho công nhân chưa thực sự được đầu tư và quan tâm đúng mức, một bộ phận công nhân có tư tưởng an phận, tự ty; các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao còn thiếu lại vừa yếu. Đa số công nhân sau những giờ làm việc mệt nhọc và căng thẳng chỉ muốn về nhà nghỉ nghơi không còn có thời gian và hào hứng để vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động do công ty và các tổ chức đoàn thể tổ chức. Mặt khác, điều kiện vật chất còn thấp nên họ xem nhẹ và không đặt văn hóa tinh thần là món ăn giải trí trong cuộc sống.

Chính vì thế, hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể xã hội cần có sự kết hợp với các giải pháp đồng bộ, khoa học, linh hoạt: Trước hết cần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tạo điều kiện xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong việc giáo dục, nâng cao văn hóa tinh thần cho công nhân; phối hợp giữa doanh nghiệp với các tổ chức chính trị xã hội; chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện luật lao động, các quy định liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. (Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Vinh) (Trang 109 - 115)