Vai trò của hoạt động văn hóa tinh thần của giai cấp côngnhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. (Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Vinh) (Trang 36 - 40)

nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.2.1. Vai trò của hoạt động văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong nghị quyết Trung ương năm khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng dân tộc ta sáng tạo ra trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Là kết quả của hoạt động giao lưu và tiếp thu những tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam” [12; 154]. Chính vì thế, văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người ngày càng hoàn thiện. Mặt khác, con người tồn tại không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần. Con người và xã hội càng phát triển thì nhu cầu về văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn

hóa tinh thần chính là sự đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất và tinh thần cho con người và xã hội.

Vì vậy, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Bởi xét đến cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ ngày càng cao, càng toàn diện làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ, hướng tới cuộc sống văn minh, ấm no, hạnh phúc. Trong đó, “bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân và cộng đồng được bồi dưỡng, phát huy trở thành những giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội” [36; 223]. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền vững.

Văn hóa không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển bởi mọi sự phát triển đều do con người quyết định và chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của mọi con người, khơi gợi sức mạnh nội sinh trong mỗi con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.

Nếu như trước đây để phát triển kinh tế chúng ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển, thì trong thời đại ngày nay, thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày cao, đáp ứng yêu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Chính vì thế, trong Đại hội X của Đảng (2006) đã tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa được nêu trong các văn kiện trước đây và nhấn mạnh tư tưởng phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội. Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội” [15; 107]. Đồng thời, Đảng ta cũng chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn

hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội.

Như vậy, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa ba lĩnh vực cơ bản là kinh tế, chính trị và văn hóa ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước. Nó thể hiện tầm nhìn sáng suốt của Đảng về quá trình phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng là tư tưởng mới thể hiện sự sáng tạo của Đảng ta trong quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, văn hóa là biểu hiện thước đo phẩm giá, đạo đức và nhân cách của con người. Bởi con người là chủ thể hoạt động sáng tạo ra văn hóa nhưng đồng thời văn hóa sáng tạo ra con người. Con người được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ là cơ sở, điều kiện thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp công nhân không chỉ có vai trò và sứ mệnh lịch sử là lực lượng tiên phong đánh đổ chế độ áp bức, bóc lột, sự thống trị của giai cấp tư sản mà còn là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại, có đội ngũ lao động đông đảo nhất, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất và có tinh thần cách mạng triệt để nhất. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn trước đây và trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Nếu như trước đây, lực lượng giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay hoạt động chính trong các nhà máy, hầm mỏ, hợp tác xã thủ công nghiệp là chính, thì hiện nay đã được tôi luyện thông qua thực tiễn đã từng bước trưởng thành trở thành một lực lượng đông đảo và to lớn không chỉ tăng nhanh về chất mà cả về số lượng, không chỉ hoạt động lao động chân

tay mà còn lao động trí óc làm việc trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các loại hình dịch vụ công nghiệp, dịch vụ… Giai cấp công nhân nước ta với vai trò là đội quân tiên phong của Đảng cộng sản Việt Nam, là lực lượng chủ chốt, đi đầu lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Trong nghị quyết Trung ương sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về vấn đề xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Xây dựng giai công công nhân nước ta ngày càng vững mạnh, có tinh thần giác ngộ cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lòng yêu thương dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa của dân tộc, biết nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước, có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợp tác quốc tế, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam… Xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và đòi hỏi của đất nước, ngày càng được tri thức hóa, có trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỹ thuật lao động cao” [16, 303].

Như vậy, để hoàn thành được mục tiêu và nhiệm vụ trên cần phải không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân ngày một nâng cao. Đặc biệt là nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho giai cấp công nhân và người lao động. Chính vì thế, việc chăm lo hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp là hoạt động hết sức cần thiết

nhằm nâng cao trình độ, học vấn, nhận thức, sức khỏe trí tuệ, khả năng sáng tạo và đưa ra được các sáng kiến kinh nghiệm nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp cải tiến công cụ, tiết kiệm nguyên - nhiên liệu góp phần tăng năng suất, thu được hiệu quả kinh tế cao… Nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần mà còn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao vị trí và vai trò của công nhân ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. (Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Vinh) (Trang 36 - 40)