Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho côngnhân là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. (Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Vinh) (Trang 91 - 95)

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng ta đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển” [3; 88]. Điều này đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa tinh thần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã nhấn mạnh việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã đề ra phương hướng phát triển văn hóa cho cả trước mắt và lâu dài với tư tưởng chỉ đạo: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [12; 132].

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng cũng đã chỉ rõ phương hướng phát triển giai cấp công nhân là: “Coi trọng, phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. Nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường” [14; 257]. Tạo sự chuyển biến cơ bản, trước hết là nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp, nâng cao ý thức giác ngộ và bản lĩnh chính trị, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân và người lao động mới hiện nay.

Ngày 10/06/2008, Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa X đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” về phương hướng phát triển đến năm 2020: “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao ngang tầm với khu vực và thế giới; có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành một bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân” [4; 76]. Nghị quyết tập trung xác định 4 nhiệm vụ chính: Tiếp tục nghiên cứu chính trị, tư tưởng, phát triển lí luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề từng bước tri thức hóa giai cấp công nhân; quan tâm, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, truyền thống dân tộc cho công nhân; bổ sung, sửa đổi, xây

dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, đã tiếp tục xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc, nhạy bén và vững vàng trước những diến biến phức tạp của tình hình thế giới và trước những thay đổi của tình hình trong nước, có tinh thần dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế” [17; 389]. Với nhiệm vụ: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân tập trung phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt là chú ý giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của tình hình trong và ngoài nước, bồi dưỡng cho công nhân giữ vững niềm tin vào chế độ, có khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

Từ những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho giai cấp công nhân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Vinh đã và đang từng bước thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân với tinh thần: Quán triệt sâu sắc những lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chính sách của Đảng được cụ thể hóa và đi vào cuộc sống, bám sát cuộc sống phù hợp với tình hình mới hiện nay.

Trong Nghị quyết 20/NQ - TW đã chỉ rõ: Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội. Chính vì thế, công tác nâng cao hiệu quả hoạt

động văn hóa tinh thần cho công nhân là một trong những nhiêm vụ trọng tâm hàng đầu của hệ Đảng, Nhà nước, thống chính trị, các chủ doanh nghiệp và bản thân mỗi người công nhân. Đây vừa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Bởi vì “phải kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động nâng cao đời sống vật chất với đời sống văn hóa tinh thần, giữa nội dung lý luận gắn với thực tiễn đời sống từ đó vạch ra những kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cụ thể” [34; 23].

Để nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân trong các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong công nhân, người lao động và người sử dụng lao động về các đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về tổ chức công đoàn với nhiều nội dung và hình thức đa dạng phong phú; coi trọng việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của công nhân lao động để có những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng tháng, từng quý với nội dung và hình thức sinh hoạt phù hợp với từng điều kiện và đặc điểm công nhân trong mỗi doanh nghiệp. Đồng thời trong quá trình triển khai cần có sự tham mưu chỉ đạo, giám sát và hưỡng dẫn cụ thể của chính quyền, các ngành, tổ chức công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên, Hội doanh nghiệp thành phố nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động.

Có thể nói điều kiện có vai trò quyết định đến công tác nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân đó chính là đội ngũ và chất lượng của những người tổ chức các hoạt động văn hóa. Bởi đội ngũ này trước hết phải có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phải là những người có trình độ, có kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức, được hướng dẫn đào tạo bài bản và thường xuyên. Ngoài nhân tố con người còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố quan trọng khác như: nguồn kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ

sở hạ tầng, các tài liệu liên quan… Do đó, để hoạt động văn hóa tinh thần mang lại hiệu quả cần phải tiến hành giải quyết những nhiệm vụ trước mắt nhưng đồng thời có chiến lược thực hiện lâu dài để công nhân và người lao động được hưởng những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình.

3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tinh thần cho công nhân phải phù hợp với từng đặc điểm nhận thức, trình độ học vấn của công nhân trong các

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay. (Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Vinh) (Trang 91 - 95)