6. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phân lập chủng nấm men có khả năng lên men kombucha
Nguyên liệu sử dụng là trà Shan tuyết Hà Giang và đường để sản xuất kombucha. Trước hết cần đun sôi 1000ml nước, bổ sung 20g trà để trong thời gian 5 phút. Sau đó lọc lấy dịch trà đổ vào bình thủy tinh sạch, thêm 125g đường khuấy đều, để nguội. Sử dụng acid acetic điều chỉnh pH: 4,5. Sau 7 ngày ở 300C [43] ta thu được kombucha, bao gồm dịch trà đường lên men và miếng thạch nổi lên trên bề mặt. Dùng vải sạch lọc lấy dịch, tiến hành phân lập nấm men.
Môi trường phân lập là môi trường HanXen được thanh trùng theo phương pháp Pasteur sau đó được phân vào các đĩa petri đã vô trùng. Dịch kombucha được pha loãng từ 10-1 – 10-10, dùng pipet lấy 1 ml dịch huyền phù ở các nồng độ pha loãng khác nhau, mở hé đĩa petri nhỏ vào đó từ 1 – 2 giọt, dùng bàn trang vô trùng nhẹ nhàng dàn đều thể tích đó khắp bề mặt môi trường. Nuôi trong tủ ấm 280C trong thời gian khoảng thời gian 2 - 3 ngày. */ Kết quả phân lập cho thấy tỉ lệ nấm men có trong kombucha khá phong phú:
Ở nồng độ pha loãng 10-3 phân lập được 6 chủng (kí hiệu NM3n) Ở nồng độ pha loãng 10-4 phân lập được 7 chủng (kí hiệu NM4n) Ở nồng độ pha loãng 10-5 phân lập được 7 chủng (kí hiệu NM5n) Ở nồng độ pha loãng 10-6 phân lập được 5 chủng (kí hiệu NM6n)
Ở các nồng độ 10-7;10-8; 10-9 số lượng khuẩn lạc ít nên lựa chọn không đảm bảo tính khách quan. Ở nồng độ cao 10-1; 10-2 số lượng khuẩn lạc quá lớn không chọn được chủng.
Từ các mẫu trên, chúng tôi tiến hành tuyển chọn được 5 mẫu khuẩn lạc có đường kính lớn nhất, trơn, nhẵn, bóng được kí hiệu M1, M2, M3, M4, M5 làm đối tượng nghiên cứu.