Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn đường, nitơ, dinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chủng nấm men lên men kombucha từ trà shan tuyết Hà Giang (Trang 42 - 43)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn đường, nitơ, dinh

dưỡng khoáng đến quá trình lên men kombucha

* Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn đường

Tiến hành thí nghiệm với các hàm lượng đường khác nhau ở môi trường lên men (MT3), các chỉ tiêu khác vẫn giữ nguyên [9] [38]. Theo dõi quá trình lên men và phân tích chỉ tiêu đánh giá: hàm lượng CO2 thoát ra (g/1000 ml ), hàm lượng cồn và hàm lượng đường sót trong dịch lên men sau 168h, sau đó chọn ra môi trường lên men có hàm lượng đường tốt nhất để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

* Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ

Tiến hành thí nghiệm với các hàm lượng nitơ khác nhau ở môi trường lên men (MT3), các chỉ tiêu khác vẫn giữ nguyên. Nguồn nitơ sử dụng (NH4)2SO4 , nguồn nitơ này được chọn ở mức 0.4-1% [9] [18]. Theo dõi quá trình lên men và phân tích chỉ tiêu đánh giá: hàm lượng cồn và hàm lượng đường sót trong dịch lên men sau 168h. Sau đó lựa chọn môi trường có hàm lượng (NH4)2SO4 cho lên men kombucha tốt nhất và sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

* Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn magie

Nguồn magie tôi sử dụng là MgSO4.7H2O, giống như ở môi trường cơ bản (MT3) nhưng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hàm

lượng của MgSO4.7H2O đến quá trình lên men kombucha. Tôi tiến hành thay đổi hàm lượng MgSO4.7H2O từ 0,03 - 0,09 % [9]. Các yếu tố còn lại của môi trường giữ nguyên. Theo dõi quá trình lên men và phân tích chỉ tiêu đánh giá: hàm lượng cồn và hàm lượng đường sót trong dịch lên men sau 168h. Sau đó lựa chọn môi trường có hàm lượng MgSO4.7H2O cho lên men kombucha tốt nhất và sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chủng nấm men lên men kombucha từ trà shan tuyết Hà Giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)