5. Các động cơ kinh tế khác
5.1.3 Sáp nhập theo chiều ngang, hợp nhất và sáp nhập tiến
Đặc trưng trong những năm 1990 là việc hợp nhất nhiều công ty trong một ngành nhất định. Đa số các thương vụ mua lại này đều là các công ty lơn mua lại các công ty nhỏ hơn. Công ty sau hợp nhất thường trở thanh một công ty lớn hơn quy mô trước đó. Hình thưc này gọi là sáp nhập tiến
Thị trường những năm 1990 rất thích các thương vụ sáp nhập tiến, dù không nhiều như với các công ty Internet. Một trong những đặc trưng của thị trường thu hút các nhà sáp nhập là nhiều có nhiều công ty nhỏ trong một ngành công nghiệp được phân tách và không tập trung. Các doanh nghiệp mục tiêu vì quy mô quá nhỏ sẽ thiếu tính thanh khoản, việc hợp nhất với các doanh nghiệp khác sẽ tạo nên một công ty lớn hơn, giúp gia tăng quy mô, tăng tính thanh khoản cho công ty. Những doanh nghiệp hợp nhất sẽ thuyết phục được thị trường thông qua lợi thế từ quy mô, gia tăng tính cạnh tranh và khả năng bán hàng. Lợi thế về quy mô đến từ nhiều mảng, ví dụ như công ty sau sáp nhập có khả năng gia tăng khả năng bán hàng mạnh hơn so với các doanh nghiệp nhỏ bé trong khu vực trước đây. Làn song M&A thứ năm chứng kiến hàng loạt các thương vụ sáp nhập tiến, còn gọi là Coach USA, Metal USA, và Floral USA.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc hợp nhất với các doanh nghiệp lớn nhằm tăng tính thanh khoản không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích. Cụ thể như trong ngành dịch vụ kinh doanh tang lễ nhà hợp nhất lớn như Service Corp và Leowen gặp đã gặp vấn đề về tài chính; cuối cùng Leowen đã phải thực hiện hồ sơ cho bảo vệ phá sản sẽ nghiên cứu tiếp tại chương 11. Việc các nhà hợp nhất làm tốt duy nhất là hợp nhất các công ty nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Tuy nhiên, vấn đề này phải một thời gian dài sau đó thị trường mới nhận ra điều này