VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay1là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được1thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày101/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng1TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch1cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh1hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân1hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, NHĐT…
Sở hữu1hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ NHĐT dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet1Banking, VCB1Money, SMS1Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an
SV: Khổng Quốc Hưng 20 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt1động trên thị1trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank1với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
Trong hơn một1thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu sớm đưa Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực quản trị, phạm vi hoạt động và tẩm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long
Tên giao dịch tiếng Anh: Join stock commerical bank of foreign trade of Viet Nam – Thang Long Branch (Vietcombank Thang Long)
Trụ sở chính: 98 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long có tiền thân là Chi nhánh cấp II Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt đọng từ ngày 03/03/2003. Đến năm 2006 được nâng cấp thành chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc1Ngân1hàng Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 01/08/2007, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy được đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/NHNT – TCCB - ĐT ngày 11/07/2007 của Chủ tịch Hội Đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long được chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long. Hiện nay Vietcombank Thăng Long là Chi nhánh0Cấp0I trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng hàng đầu Việt Nam có bề dày 45 năm lịch sử, “Ngân hàng có chất lượng thanh toán hàng đầu” (JP MORGAN), “Ngân hàng tốt nhất” (Tạp chí ASEAN MONEY), “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” 5 năm liền 2001-2005 (Tạp chí THE BANKER), “Top 10 - Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” lần thứ nhất 2009.
Hiện nay, Ngân hàng đã quy tụ và đào tạo được đội ngủ 210 cán bộ nhân viên với độ tuổi trung bình 29 tuổi. Ngoài những cán bộ chủ chốt lâu năm đầy kinh nghiệm, ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để kế cận và tiếp cận với những đổi mới hoàn thành công việc trong tương lai, đảm nhận nhiệm vụ tại 17 phòng ban bao gồm: Ban Giám đốc, phòng Kế toán, phòng Khách hàng, phòng Khách hàng Thể nhân, Tổ Kiểm tra nội bộ, tổ Tin học, tổ Tổng hợp, phòng Hành chính Nhân sự, phòng Ngân quỹ, phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ, phòng Thẻ và 6 phòng Giao dịch.
2.1.2.2. Mục tiêu hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh
Vietcombank Thăng Long là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tính dụng, ngân hàng, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật ngân hàng và Luật doanh nghiệp.
Theo đó, ngân hàng có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Huy động vốn: với hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất
SV: Khổng Quốc Hưng 22 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước:
- Mở tài khoản tiền gửi1không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm1không kỳ hạn, có kỳ hạn
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng
- Các hình thức huy động vốn khác nhau như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và các cá nhân.
Tín dụng:
- Cho vay ngắn, trung1và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Đồn tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thờn gian hoàn vốn dài hạn
- Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh giao nhận hàng
Thanh toán quốc tế: thực hiện1nghiệp vụ thanh toán xuấ tnhaajp khẩu hàng hóa dịch vụ bằng các phương thức
- Thư tính dụng ( L/C ): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận, chiết khấu và thanh toán L/C….
- Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phếu (D/A)
- Chuyển tiền điện tử
- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch
Dịch vụ thanh toán điện tử: được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ
2.1.2.3. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc: Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc. Ban giám đốc chức năng điều hành sự hoạt động của Chi nhánh. Ban giám đốc là nơi xét duyệt cuối cùng mọi vấn đề tại Chi nhánh, là đại diện cho chi nhánh đề xuất các ý kiến với trụ sở chính. Ban giám đốc có quyền khen thưởng đối với mọi cá nhân xuất sắc và kỷ luật đối với cá nhân mắc khuyết điểm
Tổ kiểm tra nội bộ: Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành chế độ chính sách… Nhằm đảm bảo an toàn vốn và tài sản trong ngân hàng.
Kiểm soát và kiểm toán chính xác các chỉ tiêu và báo cáo tài chính đồng thời tiến hành kiểm toán nội bộ theo quy định của nhà nước.
Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra trước hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, đề xuất những biện pháp cải tiến đổi mới trong chế độ, công tác điều hành.
Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác về hành chính quản trị như kinh doanh khác, đảm bảo cơ sở vật chất hoạt động kinh doanh của các phòng ban, quản lý sắp xếp và điều hành nhân sự, đảm bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tham mưa cho lãnh đạo về việc xét tuyển và đề bạt cán bộ.
SV: Khổng Quốc Hưng 24 Lớp: Quản lý kinh tế 53A Ban Giám Đốc
Giám đốc Phó giám đốc
PGD Xuân
Thủy PGD
Hồ Tùng
Mậu PGD Kiều Mai PGD
Lê Văn
Lương
PGD Kim Liên PGD Phạm Hùng
Phòng Thanh Toán KDDV Phòng
Ngân Quỹ Phòng
Thẻ Phòng
Hành chính Nhân sự Tổ
Kiểm tra nội
bộ
Tổ Tổng
Hợp Tổ
Tin Học Phòng Khách hàng
thể nhân Phòng Khách hàng Phòng Kế toán
Xây dựng quy chế về tổ chức, lao động và tiền lương, xây dựng kế hoạch và tiền lương theo đinh kỳ..
Xây dựng quy chế đào tạo cán bộ, nghiên cứu và đề xuất chủ trương đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cho Chi nhánh đi công tác, học tập, khảo sát…
Phòng Khách hàng: Lập báo cáo về công tác tính dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.
Tìm kiếm khách hàng trong nước và ngoài nước có nhu cầu vay vốn để đầu tư dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh, mua cổ phiếu
Phòng Ngân quỹ: Quản lý trực tiếp và bảo quản tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tê, các chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo quy chế quản lý kho quỹ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương hiện hành.
Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành các nhiệm vụ dược giao có hiệu quả Phòng Kế toán: Có chức năng quản lý và thực hiện công tác hạch toán, kế toán, tổ chức lưu chuyển và bảo quản các chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước.
Phân tích tình hình tài vụ, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và tham mưu cho Giám đốc phê duyệt dự án, quyết toán công trình xây dựng cơ bản, mua sắm.
Phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ: Thực hiện các giao dịch: mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước
- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng,
Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ NHNN và tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và cá nhân.
Chuyển tiền đi đến nội bộ hoặc khác hệ thống.
Mua, bán ngoại tệ: đổi ngoại tệ lấy tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản VND, bán ngoại tệ từ VND hoặc từ tài khoản tiền gửi thanh toán TGTT
Phòng Giao dịch: Năm phòng giao dịch tổ chức triển khai và thực hiện một
số mặt nghiệp vụ theo quy định trong điều lệ các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và của chi nhánh Thăng Long.
PGD thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo chế đọ báo cáo hiện hành, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và chi nhánh quy định, hướng dẫn.
Phòng Thẻ: Nghiên cứu và tìm kiểm khách hàng, phát hành các loại thẻ dưới nhiều hình thức phong phú.
Thực hiện tất cả các giao dịch, và dịch vụ liên quan đến dịch vụ thẻ ATM:
nhận thẻ, mở khóa thẻ, trả thẻ khi bị máy ATM nuốt, v..v…
Tổ Tin học: Nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết lập hệ thống, bảo an, bảo mật hệ thống
Thực hiện liên kết trong hệ thống giữa các phòng, ban, chi nhánh, liên ngân hàng.
Phòng Khách hàng thể nhân:
- Thực hiện công tác quản lý và phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân
- Thực hiện công tác triển khai, tiếp thị sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân,
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi trọn gói áp dụng cho khách hàng 2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn là rất quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào.
Vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy, VietcomBank Thăng Long luôn chú trọng và coi công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ đầu tư phát triển. Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách linh hoạt, cạnh tranh, áp dụng dịch vụ khách hàng trọn gói, đồng thời nâng cao chất lượng ngân hàng nhm tạo ra các giải pháp huy động vốn hiệu quả
Nguồn vốn huy động đã tăng trưởng liên tục và tính đến ngày 31/12/2014 đạt 8,458 tỷ VNĐ, tăng 121.59% so với năm 2013
SV: Khổng Quốc Hưng 26 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Bảng 5: Hoạt động huy động vốn ngân hàng VietcomBank Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014
(Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD) Năm 2012 2013 2014 So sánh
2013/2012
So sánh 2014/2013 Chênh
lệch (+/-)
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 5,863 6,950 8,458 1,087 118.54 1,508 121.59 1.Phân loại theo loại tiền
VND 4,216 4,635 5,498 419 109.94 863 118.62
Ngoại tệ 79 110 139 31 139.54 29 126.36
2.Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn 4,853 4,915 5,920 62 101.28 1,005 120.45
Trung dài hạn 1,010 2,035 2,538 1,025 201.49 503 124.72
(Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh 2014) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, sự thu hút tiền gửi của khách hàng qua 3 năm liên tiếp (2012 – 2014) nhìn một cách tổng thể luôn có sự tăng trưởng ổn định cho thấy sự tin cậy của khách hàng đối với chi nhánh Thăng Long
Phân loại theo tiền
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Vietcombank Thăng Long luôn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong công tác huy động vốn. Theo đó, năm 2013 vốn huy động theo VNĐ đạt 4,635 tỷ đồng đã tăng 419 tỷ động so với năm 2012. Trong khi đó, tới năm 2014, vốn huy động theo VNĐ còn tiếp tục tăng thêm 863 tỷ đồng lên tới tận 5,498 tỷ đồng. Việc ngoại tệ năm 2014/2013 không được cao bằng với năm 2013/2012 là điều dễ lý giải bởi tỷ giá ngoại tệ vẫn tăng trong suốt năm 2014. Ví dụ điển hình là tới ngày 07/01/2015 tỷ giá USD/VNĐ bình quân liên ngân hàng đã được NHNN điều chỉnh tăng thêm 1% từ 21.246 đồng lên 21.458 đồng.
Phân loại theo kỳ hạn
TGNH của khách hàng tăng mạnh theo từng năm là nguồn vốn luân chuyển quan trọng cho Chi nhánh, năm 2014 đạt 5,920 tỷ động, tăng tới 120.45% so với năm 2013
Nhưng mặt khác TG-TDH của khách hàng năm 2014/2013 vẫn tăng nhưng
không cao bẳng năm 2013/2012 do xu hướng đầu tư phát triển mạnh của năm Hoạt động cho vay
Sử dụng lợi thế nguồn vốn huy động lớn, Chi nhánh Thăng Long đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng nhăm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế và tăng cường nguồn vốn cho chi nhánh
Bảng 6: Hoạt động tín dụng ngân hàng VietcomBank Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014
(Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD) Năm 2012 2013 2014 So sánh
2013/2012
So sánh 2014/2013 Chênh
lệch (+/-)
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 2,915 3,500 3,620 585 120.07 120 103.43 1.Phân loại theo loại tiền
VND 2,289 2,932 3,046 643 128.10 114 103.89
Ngoại tệ 30 27 27 -3 90 0 100
2.Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn 1,435 1,880 1,945 445 131.01 65 103.46
Trung dài hạn 1,480 1,620 1,675 140 109.46 55 103.40
3.Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 3.52 5.28 3.5 1.76 150 -1.78 66.29 (Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014)
Trong điều kiện hoạt động tín dụng có nhiều khó khăn nhất định, nhưng chất lượng tín dụng của Vietcombank Thăng Long vẫn đảm bảo những yêu cầu và quy chế của NHNN và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam đề ra. Tổng dư nợ cho vay năm 2013 đạt 3,500 tỷ đồng, tăng 585 tỷ đồng so với năm 2012, năm 2014 đạt 3,620 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng so với năm 2012, đạt mức tăng 103.43%. Trong đó, đáng chí ý là nợ xấu chỉ tăng nhẹ không những thế sang năm 2014 còn giảm đi 1.78 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Vietcombank Thăng Long đã hoàn thành tốt hoạt động tín dụng.
Hoạt động mua bán ngoại tệ
Có những khó khăn nhất định do mặt bằng lãi suất và cơ chế quản lý vốn của SV: Khổng Quốc Hưng 28 Lớp: Quản lý kinh tế 53A