Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 96 - 156)

VIII. Những đóng góp mới của đề tài

3.6.2. Phân tích định lượng

Chất lượng học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng: Tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng; ngược lại tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu kém thì lại nhỏ hơn so với các lớp đối chứng.

Đồ thị đường tích lũy kết quả nhóm thực nghiệm luôn ở phía dưới bên phải của lớp đối chứng.

Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn. Các giá trị V đều nhỏ hơn 30%, chứng tỏ độ dao động tin cậy.

Phép thử t – student cho kết quả t > t chứng tỏ thực nghiệm có hiệu quả rõ rệt.

Từ những nhận xét và đánh giá trên thì chúng ta nhận thấy rằng: việc áp dụng phương pháp dạy học bằng lược đồ tư duy vào trong các giai đoạn của quá trình dạy học đã đem lại hiệu quả tích cực. Phương pháp dạy học đó đã nâng cao kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm so với học sinh của lớp đối chứng. Vậy phương pháp này có hiệu quả thực sự.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Cửa Lò, tiến hành giảng dạy 2 giáo án và trhuwcj hiện 2 tiết kiểm tra. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy việc áp dụng phương pháp dạy học bằng lược đồ tư duy vào trong các giai đoạn của quá trình dạy học đã đem lại hiệu quả tích cực.

KẾT LUẬN

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đề tài chúng tôi đã đạt được các kết quả sau:

1.Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài về mặt phương pháp và ý nghĩa thực tiễn.

2.Tìm hiểu thực trạng dạy và học hoá học ở trường THPT hiện nay.

3. Thiết kế được các lược đồ tư duy cho chương trình hóa học hữu cơ lớp 11. 4. Sử dụng các lược đồ tư duy vào bài dạy trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11.

5. Thiết kế mẫu một số bài soạn có áp dụng lược đồ tư duy. 6. Đã góp phần:

- Nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh.

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và hệ thống kiến thức của học sinh. - Phát triển tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, do đó đã nâng cao chất lượng hiệu qủa quá trình dạy học ở trường THPT. Với những kết quả đạt được trên cho thấy giả thiết khoa học của đề tài chấp nhận được.

* Một số hạn chế của đề tài:

- Không có điều kiện tiến hành thực nghiệm rộng rãi nên chưa thể kiểm chứng đựơc toàn bộ nội dung đề tài.

- Do thời gian thực nghiệm quá ngắn nên mức độ tin cậy của việc sử dụng lược đồ tư duy vào dạy học hóa học chương trình hóa hữu cơ lớp 11, cũng như kết quả thực nghiệm chỉ có tính tương đối.

Vì vậy, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này theo hướng cụ thể hơn, chi tiết hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt đựoc kết quả tốt hơn khi đi theo hướng phát triển này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Luật giáo dục, điều 27. A. TIẾNG VIỆT.

1. Ngô Ngọc An (2000), Giúp trí nhớ chuỗi phản ứng hóa học. Nxb đại học sư phạm

2. Cao Cự Giác (2007), Thiết kế bài giảng hóa học 11 tập 1. Nxb Hà Nội. 3. Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trường (2005), “Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục (128), trang 34-36.

4. Tony Buzan (2007), How to mind map - Công ty sách Anpha. Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

5. Tony Buzan (2007), Tony & Barry BUZAN THE MIND MAP BOOK - sơ đồ tư duy. Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

6. Tony Buzan (2007), Lập bản đồ tư duy, công cụ tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Nxb Lao động- Xã hội.

7. Đỗ Tất Hiển, Đinh Thị Hồng (2000), Bài tập hoá học 11. Nxb Giáo dục. 8. Đỗ Tất Hiển, Trần Quốc Sơn (2000), Hoá học 11. Nxb Giáo dục. 9. Đỗ Tất Hiển, Trần Quốc Sơn (2000), Hoá học 11, sách giáo viên. Nxb Giáo dục. 10.Đoàn Thị Hoà - xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần hiđrocacbon hoá học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường THPT - Luận văn thạc sĩ giáo dục ĐHSP Hà Nội.

11.Nguyễn Trường Hưng - Sử dụng lược đồ tư duy trong giờ luyện tập phần Hidrocacbon 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh.

12.Nguyễn Thị Bích Hiền, Giáo trình lí luận hóa học đại cương. Tài liệu lưu hành nội bộ.

13.Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học tập 1. Nxb Giáo dục. 14.Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1975), Lí luận dạy học hóa học, tập 1. Nxb Giáo dục.

15.Nguyễn Thị Hương Quê (2010), Nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập hoá học phần đại cương về hoá hữu cơ và hiđrocacbon hoá học 11 - THPT theo hướng dạy học tích cực - Luận văn thạc sĩ giáo dục ĐHSP Hà Nội.

16.Lê Văn Năm (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học về lí luận dạy học bộ môn. (Nội dung bài giảng chuyên đề đào tạo thạc sỹ)

17.Đinh Thị Nga (2007), Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập, luyện tập- Hóa hữu cơ- ban nâng cao lớp 11.

18.Ngô Quỳnh Nga (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong giờ ôn tập- luyện tập phần kim loại hoá học 12-THPT nâng cao- nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho học sinh).

19.Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm. Phương pháp giảng dạy những nội dung quan trọng của chương trình và sách giáo khoa hóa học phổ thông.

20.Đặng Như Tại, Trần Quốc Sơn (1999), Hóa học hữu cơ. Nxb đại học quốc gia Hà Nội.

21.PGS.TS. Đỗ Đình Rãng (chủ biên), PGS.TS. Đặng Đình Bạch, TS. Nguyễn Thanh Phong. Hóa học hữu cơ 2. Nxb giáo dục Việt Nam

22.Trần Thị Lan Phương (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho học sinh trong giờ học ôn tập- luyện tập phi kim hoá học lớp 10- nâng cao.

23.Nguyễn Trọng Thọ, Lê Văn Hồng, Nguyễn Vạn Thắng, Trần Thị Kim Thoa (2000), Giải toán hoá học 11. Nxb Giáo dục.

24.Nguyễn Văn Tòng (chủ biên) (2000), Bài tập hoá hữu cơ. Nxb Đại học quốc gia Hà nội

25.Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2007), Bài tập hoá học 11 nâng cao. Nxb Giáo dục.

26.Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền (2007), Hóa học 11 nâng cao. Nxb Giáo dục.

27. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Lê Chí Kiên (2007), Bài tập hoá học 11. Nxb Giáo dục

28.Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài tập trắc nghiệm hoá học 11. Nxb Giáo dục. 29.Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Quốc gia Hà nội.

30.Đào Hữu Vinh (Chủ biên), Nguyễn Duy Ái (2000), Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11. Nxb Giáo dục.

31.Lê Thanh Xuân (2000), Chuyên đề cơ bản hoá học hữu cơ 11. Nxb Giáo dục. B. WEBSITES 1. www.imindmap.com 2. www.inspiration.com 3. www.visual-mind.com 4. http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page 5.http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software.

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I: GIÁO ÁN GIẢNG DẠY THỰC NGHIỆM Giáo án 1:

Bài 27 LUYỆN TẬP ANKAN VÀ XICLOANKAN

I/ Mục tiêu bài học:

- Giúp HS củng cố lại kiến thức bài ankan và xicloankan.

- Rèn cho HS kỹ năng lập CTPT của hợp chất hữu cơ, viết phương trình hoá học của phản ứng thế có chú ý vận dụng qui luật thế vào phân tử ankan.

-Rèn kĩ năng viết CTCT và gọi tên. * Trọng tâm:

Ôn tập lại kiến thức trong chương và vận dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. II/ Chuẩn bị:

-GV : chuẩn bị lược đồ câm, lược đồ đầy đủ, hệ thống bài tập. - HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.

III/ Phương pháp:

Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, sử dụng lược đồ tư duy, phương pháp thảo luận nhóm.

IV/ Tổ chức các hoạt động:

1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Sĩ số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ:

Tiến hành trong tiết dạy. 3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: (15 phút)

Kiến thức cần nắm.

Giới thiệu lược đồ câm:

GV chia lớp thành 4 nhóm:

- Nhóm 1, 2 nghiên cứu về ankan - Nhóm 3, 4: nghiên cứu về xicloankan GV nêu hệ thống câu hỏi yêu cầu mỗi nhóm tự

HS lắng nghe và quan sát lược đồ tư duy.

nghiên cứu để hoàn thành LĐTD

- Đặc điểm về cấu trúc và CTTQ của ankan và xicloankan.

- Ankan và xicloankan có các đồng phân nào? Cách gọi tên?

- T/c hoá học đặc trưng của ankan và xicloankan.

Sau khi hoàn thành cho đại diện HS mỗi nhóm lên hoàn thành lược đồ câm trên và trình bày trước lớp

HS tiến hành tự nghiên cứu các vấn đề đã nêu.

HS mỗi nhóm lên hoàn thành lược đồ câm trên và trình bày trước lớp

GV và HS cùng nhận xét chỉnh sửa sau đó GV đưa ra lược đồ đầy đủ và rút ra kết luận, nhấn mạnh lại các kiến thức cần nhớ cho HS:

Hoạt động 2: (20 phút)

Bài tập vận dụng

GV lần lượt nêu các bài tập:

Bài 1: Viết CTCT của các ankan và xicloankan có tên gọi sau:

a. 3-etyl-2,3-đimetyl petan b. 2-clo-2,3-đimetyl butan c. neo pentan d. 3-clo-3-etyl-2,4-đimetyl hexan e. 1,1-đibrom-2-metyl xiclobutan f. metyl xiclohexan

Qua bài tập GV củng cố cho HS cách viết CTCT khi có tên gọi.

Bài 2: Ankan A có tỉ khối đối với hiđro là 36. Xác định CTPT của A và viết

HS viết CTCT các chất trên.

HS nhận xét và rút kinh nghiệm cho dạng bài tập này.

ứng thế với clo theo tỉ lệ 1:1 thu được 4 sản phẩm. Viết ptpứ.

Thông qua bài tập GV củng cố cho HS cách xác định CTPT của ankan khi có tỉ khối của ankan so với một chất khác. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp gồm etan và propan thu được 11,2 lít khí CO2. Các khí thu được ở đktc. Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

Bài 4: Cho các chất isobutan, xiclopropan, xiclobutan lần lượt tác dụng với H2, Cl2(ás), Br2(dd), O2(to). Viết các phản ứng xảy ra (nếu có). Yêu cầu của bài tập 4: HS phải nắm được tính chất cơ bản của ankan và xicloankan. Từ đó xác định những chất có khả năng tham gia phản ứng và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Qua bài tập GV củng cố tính chất hóa

học của ankan và xicloankan. => MA = 36.2 = 72

Mà CT chung của ankan: CnH2n+2 nên ta có:

14n + 2 = 72 => n = 5 CTPT của A: C5H12

HS viết các CTCT của C5H12 và chọn CTCT đúng với dữ kiện của bài. CH3-CH-CH2-CH3 CH3 HS viết phương trình phản ứng. HS đọc đề và phân tích để tìm ra cách giải. 2 4, 48 0, 2 22, 4 h n   mol; 2 11, 2 0,5 22, 4 CO n   mol PTHH: C2H6 + 7/2O2 o t  2CO2 + 3H2O x mol 2x mol C3H8 + 5O2 o t  3CO2 + 4H2O y mol 3y mol Ta có hệ pt: 0, 2 0,1 2 3 0,5 0,1 x y x x y y              Do 2 6 3 8 0,1 C H C H nnmolnên ta có: 2 6 3 8 %VC H %VC H 50% HS viết phương trình phản ứng. 4. Củng cố: (8 phút)

GV cho HS làm thêm các bài tập trắc nghiệm, cho một vài HS so sánh lại tính chất hóa học của ankan và xicloankan.

HS ôn tập các kiến thức, tự vẽ lược đồ tư duy cho phần tính chất vật lí, điều chế và ứng dụng của ankan và xiclo ankan; làm các bài tập SGK

Giáo án 2:

Bài 29: ANKEN (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:

Học sinh biết:

 Công thức phân tử, danh pháp, và đồng phân của anken.  Tính chất vật lí và tính chất hóa học.

 Phân biệt ankan và anken bằng phương pháp hóa học. Học sinh hiểu:

 Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn là ankan ?

 Vì sao anken có thể tham gia phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp ? Học sinh vận dụng:

 Viết được các đồng phân của anken (đồng phân mạch cacbon, đồng phân nối đôi và đồng phân hình học).

 Vận dụng gọi tên các anken.

 Viết các phương trình phản ứng hóa học thể hiện được tính chất của anken. 2. Kĩ năng:

 Viết phương trình phản ứng hóa học.

 Quan sát thí nghiệm và nhận xét hiện tượng.

 Phát triển các kĩ năng quan sát, phân tích và dự đoán. 3. Tình cảm, thái độ:

 Tích cực tham gia cùng giáo viên hoàn thành tốt bài mới.

 Học sinh cảm nhận một cách tự nhiên mối quan hệ biện chứng giữa cấu tạo và tính chất.

 Thông qua việc học các chất này, học sinh thấy phải có kiến thức về chúng để sử dụng một cách an toàn đồng thời bảo vệ môi trường.

 Tạo cho học sinh hứng thú học tập, làm tăng sự ham mê học tập bộ môn hóa học.

 Thông qua việc tiến hành thí nghiệm tạo cho các em tính cẩn thận khi tiếp xúc với các hóa chất.

II. Chuẩn bị của giáo viên – học sinh: 1. Giáo viên:

- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet đèn cồn, bộ dụng cụ điều chế khí etilen trong phòng thí nghiệm

- Hóa chất: dung dịch brom, ancol etylic,axit H2SO4 đặc.

- Mô hình phân tử etilen, tranh vẽ đồng phân hình học, lược đồ tư duy toàn bài anken, lược đồ tư duy từng phần kiến thức trong bài.

2. Học sinh: ôn tập kiến thức phần ankan, đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học:

3. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 4. Bài mới:

Vào bài: (3 phút)

Ở chương trước chúng ta đã tìm hiểu về hidrocacbon no, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hidrocacbon không no. Và anken là một trong những hợp chất hợp chất hidrocacbon không no. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đặc điểm cấu tạo của anken như thế nào? Có gì giống và khác hợp chất hidrocacbon no không?

Giáo viên giới thiệu lược đồ tư duy dạng khuyết bài anken:

Chúng ta sẽ tìm hiểu từng phần cụ thể trong bài để cùng nhau hoàn thành lược đồ trên.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: (3 phút)

Tìm hiểu đồng đẳng của anken.

Giới thiệu lược đồ phần đồng đẳng – đồng phân:

Giới thiệu chất đơn giản nhất của dãy đồng đẳng là etilen.

Cho học sinh quan sát mô hình phân tử

Lắng nghe và quan sát

Tìm hiểu sách giáo khoa và quan sát mô hình phân tử etilen rồi đưa ra nhận xét: Trong phân tử etilen chứa 1 liên

ANKEN ANKEN

etilen.Yêu cầu học sinh nhận xét về liên kết trong phân tử etilen.

Kết luận khái niệm về anken. Đưa ra công thức tổng quát.

Yêu cầu học sinh nhận xét CnH2n (n≥3) còn là công thức tổng quát của loại hợp chất nào đã học?

GV kết luận lại: Dãy đồng đẳng anken: C2H4, C3H6, C4H8, … lập thành dãy đồng đẳng anken (olefin) có CTTQ: CnH2n (n≥2) và cho HS điền CTTQ vào lược đồ

kết đôi.

Anken là những hidrocacbon mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C = C.

CTTQ: CnH2n (n≥2)

CnH2n (n≥3) còn là là công thức tổng quát của xicloankan

Hoạt động 2: (10 phút)

Tìm hiểu đồng phân của anken.

Giáo viên đưa ra công thức phân tử C4H8. Yêu cầu HS viết các công thức cấu tạo của

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 96 - 156)